Toàn cảnh phiên họp thường kỳ. |
Tại phiên làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào đề án Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã, khối, xóm, thôn bản khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2022-2026. Hiện nay, Nghệ An có 61 xã, phường biên giới, ven biển thuộc 11 huyện, thị. Đầu năm 1999, Thường trực Tỉnh uỷ Nghệ An đã nhất trí chủ trương điều động 28 cán bộ Bộ đội biên phòng tăng cường cho các xã biên giới, ven biển.
Đại tá Lê Như Cương - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh trình bày dự thảo đề án. |
Từ khi thực hiện, hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng giáo, khu vực biên giới của tỉnh không ngừng được củng cố, kiện toàn; từng bước đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả, phát huy được vai trò hạt nhân trong đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò to lớn của quần chúng Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới của tỉnh, nhất là ở khối, xóm, thôn, bản còn nhiều bất cập như: Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, phát triển đảng viên ở cơ sở, nhất là ở vùng đặc thù còn nhiều khó khăn; trình độ, năng lực của một số cán bộ, nhất là cấp xóm chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Ở một số nơi, công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành được BTV Tỉnh ủy phân công giúp đỡ các xã nghèo, xã khó khăn, vùng đặc thù để cùng nhau thực hiện đề án.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. |
Tiếp đó, BTV Tỉnh ủy đã nghe chủ trương đầu tư khu đô thị tại phường Đông Vĩnh, Thành phố Vinh và dự án Nhà máy may An Hưng 2 tại xã Thọ Thành, huyện Yên Thành. Quy mô dự án đô thị Đông Vĩnh có diện tích 55,6 ha, tổng mức đầu tư dự án 5.500 tỷ. Đất thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp. Dự án nhà máy may An Hưng 2 có khả năng giải quyết việc làm cho 8-12 ngàn người.
Sau khi nghe ý kiến của BTV Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý yêu cầu các Sở, ngành liên quan lưu ý cần phải có ràng buộc rất chặt chẽ với nhà đầu tư. Làm sao có cam kết chặt chẽ về tiến độ hoàn thành; có ràng buộc khi dự án hoàn thành thì đồng thời cũng phải có các dự án nước, điện phục vụ. Về lâu dài tỉnh cần quan tâm quy hoạch ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có sử dụng nhiều lao động.
Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc. |
Tại phiên họp này, BTV Tỉnh ủy cũng đã nghe và cho ý kiến đối với các dự án khác như: báo cáo bổ sung, làm rõ một số nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy điện Châu Thôn; chủ trương đầu tư các dự án điện mặt trời tại hồ Khe Gỗ và hồ Vực Mấu nằm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Vấn đề được BTV Tỉnh ủy quan tâm là công tác đánh giá tác động môi trường, sự đồng thuận của người dân… cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi phê duyệt chủ trương.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý kết luận buổi làm việc. |
Tại phiên họp này, BTV cũng đã nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương thành Thị xã trước năm 2030”. Nghị quyết này dự kiến sẽ trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh. Theo đó, huyện Đô Lương sẽ được hưởng 100% tiền sử dụng đất thu được từ các khu đất quy hoạch khoảng 25,4ha tại Thị trấn và một số xã khác trên địa bàn.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin