Đồng chí Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì tại điểm cầu đoàn ĐBQH Nghệ An.
Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu Nghệ An. |
Sau khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên là người trả lời chính trong buổi sáng. Nội dung tập trung vào tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua. Cùng với đó là việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid19, nhất là mặt hàng nông sản.
Các đai biểu dự phiên họp tại điểm cầu Nghệ An. |
Tại phiên chất vấn, vấn đề xăng dầu nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. Đó là tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ ở một số tỉnh hay như việc giá xăng dầu tăng cao… Các câu hỏi được đặt ra trong thời gian tới là liệu có đảm bảo được 100% nguồn cung xăng dầu hay không, khi xung đột giữa Nga và Ucraina đã ảnh hưởng toàn diện tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng thiết yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam? Một số đại biểu cũng đặt câu hỏi: xăng dầu tăng giá là do giá dầu thế giới hay còn nguyên nhân nào khác? Cụ thể, ý kiến đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương về tình hình nhập khẩu, năng lực sản xuất và cung ứng xăng dầu của các nhà máy lọc dầu trong nước; công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua.
Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu Nghệ An. |
Đặt câu hỏi về vấn đề xăng dầu, ông Nguyễn Đại Thắng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên nói: Biện pháp nào để hài hoà giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong nước?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng khẳng định nguồn cung không thiếu. Sản lượng từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước đạt 900m3, sản lượng nhập khẩu đến thời điểm 15/2 là 900.000m3. Như vậy, với sản lượng 3 triệu m3 hiện có đủ cung ứng đến hết tháng 3 (mỗi tháng cả nước tiêu thụ khoảng 1 triệu 8 đến 1 triệu 9 mét khối). Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối tiếp tục nhập khẩu với sản lượng gấp 2 lần bình thường.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. Ảnh: VGP |
Một vấn đề cũng rất thời sự liên quan đến ngành Công thương nhận được sự quan tâm lớn của người dân và các đại biểu đó là việc lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid 19, nhất là mặt hàng nông sản. Việc triển khai nhiều chính sách quyết liệt để phòng chống dịch thời gian qua đã phần nào ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra: có khi cùng một quy định nhưng có địa phương triển khai tốt, có nơi triển khai máy móc nên sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi, gieo trồng cho đến xuất khẩu. Thậm chí, ở một số địa phương còn phát sinh thêm một số thủ tục cản trở việc lưu thông hàng hóa. Tình trạng hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu vẫn diễn ra.
Đồng chí Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh theo dõi phiên chất vấn. |
Ông Trần Quốc Tuấn – Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh hỏi: Bộ đã có giải pháp nào đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hoá trong tình hình dịch Covid-19, nhất là các mặt hàng nông sản.
“Bộ đã tham mưu Chính phủ có chỉ đạo thống nhất qua điểm trao đổi với đối tác Trung Quốc xây dựng quy trình thông quan. Trước mắt, thành lập vùng xanh an toàn cho hàng hoá, thống nhất quy trình giao nhận hàng hoá ở biên giới thuận lợi. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu hỗ trợ các chủ hàng, phương tiện vận tải, thông tin thường xuyên đến các vùng trồng, vùng nuôi, địa phương có sản phẩm để hợp tác tốt trong trường hợp cửa khẩu bên nước bạn không mở để tránh gây sức ép cho các địa phương có cửa khẩu. Bộ cũng chỉ đạo tăng cường các hoạt động tiêu thụ ở thị trường nội địa”, Ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời.
Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu Nghệ An. |
Dịch Covid 19 cũng đã khiến cho việc quản lý nhà nước gặp khó khăn. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên không gian mạng được thực hiện với nhiều phương thức thủ đoạn, xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xâm phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân. Các hành vi vi phạm có tính ẩn danh rất cao, dễ giả mạo và thay đổi dấu vết… Đây cũng là vấn đề các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi về trách nhiệm, giải pháp để quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc đối với Bộ trưởng Bộ Công thương tại phiên chất vấn.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin