Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
PGS. TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày thuyết minh Đề án “Địa chí tỉnh Nghệ An đương đại”. |
Cho ý kiến đối với bản thuyết minh đề án “Địa chí tỉnh Nghệ An đương đại”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cao với cấu trúc sẽ gồm 10 phần, 76 chương. Đây là bộ cơ sở dữ liệu tổng hợp các lĩnh vực, bao gồm sản phẩm in và sản phẩm số hóa ứng dụng phần mềm hiện đại, theo quy chuẩn Quốc chí. Qua đó, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp nghiên cứu, hoạch định chính sách; các nhà đầu tư có thêm những thông tin hữu ích về vùng đất, con người Nghệ An để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư phát triển các lĩnh vực trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu góp ý vào Đề án. |
Các ý kiến đều đánh giá cao tính cấp thiết của đề án cũng như những đóng góp rất hữu ích cả về khoa học và thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý phát biểu kết luận về Đề án “Địa chí tỉnh Nghệ An đương đại". |
Theo tiến độ, đề án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đề nghị tập trung cao độ trí tuệ cho đề án; càng mở rộng, tranh thủ được càng nhiều dữ liệu của các đơn vị đã thực hiện trước đây sẽ rút ngắn được thời gian khảo sát, tổng hợp. Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị cần có sự tham gia đầy đủ hơn nữa thành viên là người Nghệ An trong Ban Chủ nhiệm đề án. Đồng thời, quan điểm kinh phí thực hiện cũng cần rõ ràng, dự toán sớm, nhất là kinh phí xây dựng lộ trình số hóa. Tiến độ thực hiện đề án “Địa chí tỉnh Nghệ An đương đại” cần được báo cáo để BTV Tỉnh ủy nghe vào giữa kỳ.
Đồng chí Vi Văn Sơn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đề nghị ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. |
Bàn Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030”, các ý kiến cho rằng chất lượng thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự tốt. Vì thế, chủ trương ban hành Chỉ thị là cần thiết nhằm nâng nhận thức của hệ thống chính trị; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; tăng tính hiệu quả, năng lực quản lý các chính sách thực hiện. Ban Dân tộc tỉnh cần tham khảo thêm ý kiến các Ban, ngành để hoàn thiện.
Đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc làm việc. |
Tiếp đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào dự thảo Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An khóa 18, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Đảng đoàn HĐND tỉnh trình. Có 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được nêu trong đề án. Nổi bật: Cải tiến công tác tổ chức kỳ họp, đổi mới việc xây dựng, ban hành nghị quyết trình kỳ họp; Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, cải tiến hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tiến hành thường xuyên hơn hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh; Tăng cường hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri, thực hiện tiếp công dân theo quy định; Xây dựng phần mềm xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hoạt động của HĐND tỉnh…
Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày Tờ trình của Đảng đoàn HĐND tỉnh vào dự thảo Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. |
Trên cơ sở xem xét, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cao việc thông qua đề án, đồng thời bày tỏ quan điểm ủng hộ cao với việc HĐND tỉnh đi đầu thực hiện một số nội dung, nhất là chuyển đổi số.
Toàn cảnh phiên họp. |
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đề nghị, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, Đảng Đoàn HĐND tỉnh cần triển khai Đề án đúng tiến độ, thực hiện hiệu quả các nội dung công việc, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Cũng trong chương trình làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghe và cho ý kiến vào một số nội dung khác: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050; phương án phân bổ kinh phí từ nguồn vốn Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin