Dự họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Toàn cảnh phiên họp thường kỳ tháng 6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy |
Cho ý kiến vào báo cáo KT-XH, ngân sách, công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm, ý kiến các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy ghi nhận sự nỗ lực trong điều hành của UBND tỉnh. Nghệ An không chỉ đạt được các chỉ số tốt mà còn biểu hiện của sự phát triển bền vững. Biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng đạt 8,44%; thu ngân sách 10.300 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 70% dự toán giao. Trong đó, thu nội địa đạt trên 9000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 940 tỷ đồng.
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. |
Thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc. Với 580 triệu USD đầu tư từ nước ngoài, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào Top 10 về thu hút vốn FDI của cả nước. Điều đáng mừng, lĩnh vực du lịch, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng trên 9%, riêng quý 2 tăng trưởng trên 14%.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc họp. |
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu tại phiên họp. |
Nhận định sẽ có nhiều yếu tố tác động lớn tới nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, các ý kiến đề nghị các cấp, ngành tập trung nỗ lực các giải pháp phát triển KT-XH; quan tâm để giải quyết các quyền lợi, kiến nghị của Nhân dân thuộc thẩm quyền của mình. Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đồng thời yêu cầu tập trung công tác tổng kết Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị; đẩy nhanh tiến độ báo cáo quy hoạch chung của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm như: cao tốc Bắc Nam, đường ven biển…; chuẩn bị tốt cho diễn tập khu vực phòng thủ và phòng thủ dân sự. Tiến độ về mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh cần được đôn đốc, phân công cụ thể.
Các vấn đề khác như: rác thải, nước sạch, môi trường liên quan đến cuộc sống Nhân dân thì phải nhanh chóng giải quyết. Riêng với nội dung công bố báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thị và sở ngành, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý yêu cầu tính độc lập trong đánh giá, quy trình đánh giá. Đơn vị công bố phải độc lập và tự chịu trách nhiệm.
Đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo Đề án phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh. |
Cho ý kiến vào dự thảo đề án phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, các ý kiến thống nhất cao với định hướng Đại học Vinh sẽ cơ cấu theo lĩnh vực chứ không phải đào tạo đa ngành. Trong đó có những lĩnh vực chủ yếu như: đào tạo giáo viên, kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư, khoa học nhân văn. Tuy nhiên, mô hình phải được xây dựng trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Để xây dựng mô hình Đại học Vinh phải bám vào mục tiêu phục vụ Quốc gia, phục vụ định hướng, chiến lược phát triển của vùng; Đồng thời, đảm bảo hạn chế tối đa xung đột giữa các cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý kết luận nội dung về kinh tế - xã hội. |
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý khẳng định tái cấu trúc Trường Đại học Vinh là xu thế, yêu cầu tất yếu. Đây cũng là điều kiện để trường song hành cùng với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, khi đã thống nhất và để tái cấu trúc thành công thì bản thân nội bộ nhà trường phải đoàn kết, cùng nhìn về một hướng, một mục tiêu thật sự đổi mới cả về hoạt động cũng như tổ chức.
Tiếp đó, BTV Tỉnh ủy đã nhất trí thông qua chủ trương ban hành Nghị quyết quy định một số cơ chế đặc thù hỗ trợ thị xã Hoàng Mai phát triển KTXH giai đoạn 2022-2025. Theo đó, có 2 chính sách gồm: ngân sách tỉnh hỗ trợ nguồn lực trong duy trì, đầu tư hạ tầng thị chính, môi trường, điện chiếu sáng, chăm sóc cây xanh; cho thị xã được thụ hưởng 100% phần ngân sách tỉnh từ tiền sử dụng đất của 4 dự án bất động sản trên địa bàn .
Phiên họp cũng đã nhất trí thông qua chủ trương ban hành Nghị quyết HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 06 của Chính phủ; Đồng thời, đề nghị Sở GD&ĐT sắp xếp lại nội bộ ngành, cân đối các khu vực, địa bàn để có thể giải quyết các trường hợp; Thống nhất thông qua việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư trụ sở làm việc cho công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nguồn lực để xây dựng sẽ trên cơ sở từ công tác xã hội hóa, nguồn từ các địa phương và ngành.
BTV Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến về tổng số người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 năm 2000 trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm 2023. So sánh với tổng biên chế do Bộ Nội vụ giao năm 2022, tổng số người làm việc năm 2023 trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trực thuộc UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện giảm 916 người.
Tại phiên họp này, cùng với một số nội dung khác như: tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư TW Đảng khóa 10 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới; Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ; cho ý kiến về việc biên soạn, xuất bản sách “Nghệ An – Những tấm gương cộng sản” tập 6; Nghe và cho ý kiến về chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh… BTV Tỉnh ủy cũng đã thống nhất đối với nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa 18 dự kiến diễn ra từ ngày 12-14/7/2022.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin