Toàn cảnh hội nghị. |
Đề án đã đưa ra 6 giải pháp cụ thể đến năm 2025, trong đó tập trung kinh phí để các huyện miền núi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học và tham mưu các chính sách hỗ trợ cho nhà giáo công tác tại vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách cho các nhà giáo công tác tại trường nội trú, bán trú, các trường thí điểm mô hình phổ thông dân tộc bán trú THPT; chính sách thu hút giáo viên giỏi, khuyến khích giáo viên yên tâm ở lại công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT phát biểu tại hội nghị. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đồng tình với mục tiêu Đề án đưa ra là phù hợp với thực tế hiện nay và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục ở vùng cao, đặc biệt khi hiện nay chất lượng dạy học ở các huyện miền núi còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đảm bảo việc dạy và học... Về các nhiệm vụ và giải pháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan soạn thảo rà soát lại để tránh sự trùng lặp, riêng Sở GD-ĐT Nghệ An cần tham mưu ban hành chính sách để thực hiện Đề án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu tại hội nghị. |
Cũng trong chiều nay, UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngoài dành cho VN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin