Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 8/12. |
Qua thảo luận, đa số các ý kiến của đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của UBND tỉnh về các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong nhiệm vụ thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023. Một số đại biểu cho rằng, tuy gặp rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2022 đã đạt những kết quả rất tích cực, phục hồi và phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực, với 27/28 chỉ tiêu chủ yếu dự kiến hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.
Bà Nguyễn Thị Thơm, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Hưng Nguyên, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 1 trình bày báo cáo tổng hợp. |
Tuy nhiên, ngoài các kết quả đạt được một số vấn đề các đại biểu đề nghị cần làm rõ thêm một số giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023. Trong phần đánh giá tồn tại, hạn chế cần bổ sung đánh giá kết quả và những khó khăn trong sản xuất vụ Hè - Thu. Một số đại biểu đề nghị xem xét các chỉ tiêu năm 2023 như chỉ tiêu về tỉ lệ bác sỹ ở Trạm y tế xã từ 90% trở lên là cao vì trên thực tế rất khó khăn khi đưa bác sĩ về trạm y tế xã công tác vì cơ chế hỗ trợ còn quá thấp. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT 93% là thấp vì đối tượng được hỗ trợ trong việc mua BHYT hiện nay tương đối rộng. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nếu không có giải pháp đột phá thì mục tiêu đạt tỉnh khá vào năm 2025 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh sẽ rất khó khăn. Cơ cấu nguồn thu chưa hợp lý, năm 2022 đang chủ yếu dựa vào nguồn tiền sử dụng đất, nguồn thu có tính bền vững từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tỷ trọng chưa cao.
Các đại biểu dự kỳ họp |
Một số vấn đề cụ thể các đại biểu quan tâm, đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nếu không có giải pháp đột phá thì mục tiêu đạt tỉnh khá vào năm 2025 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh sẽ rất khó khăn. Cơ cấu nguồn thu chưa hợp lý, năm 2022 đang chủ yếu dựa vào nguồn tiền sử dụng đất, nguồn thu có tính bền vững từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tỷ trọng chưa cao. Sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh hiện nay tương đối nhiều nhưng quy mô, thị trường còn nhỏ hẹp. Cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, quy mô các sản phẩm OCOP hiện nay.
Ông Hoàng Văn Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 3 trình bày báo cáo tổng hợp. |
Hiện nay, lực lượng cán bộ bảo vệ rừng xin nghỉ việc nhiều do tiền lương thấp, chậm trả lương trong khi công việc hết sức khó khăn, áp lực. Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm có chế độ chế độ cho lực lượng bảo vệ rừng cũng như thu hút nguồn nhân lực tham gia công tác bảo vệ rừng. Việc giao đất giao rừng chậm do số liệu còn chênh lệnh, khác nhau giữa các ngành, nên đề nghị tỉnh quan tâm vấn đề này. Về nguồn vốn đầu tư phát triển của 3 chương trình mục tiêu quốc gia triển khai thực hiện vào cuối năm sẽ mang lại hiệu quả không cao vì không phù hợp với mùa vụ, đề nghị UBND tỉnh cần có hướng dẫn thực hiện.
Các đại biểu dự kỳ họp. |
Tình trạng các khu tái định cư của dự án hồ chứa nước Bản Mồng chậm được thực hiện dẫn đến người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, nhất là một bộ phận hộ dân bị thu hồi đất chậm được giao đất tái định cư. Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, xem xét về chính sách hỗ trợ công tác tái định cư, di dời tự do cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, để sớm giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân, giảm áp lực về ngân sách nhà nước và quỹ đất cho địa phương. Bên cạnh đó, cần bổ sung các giải pháp để giải quyết tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn tại các huyện miền núi và quan tâm bố trí nguồn lực cho các huyện miền núi để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống ma túy, đảm bảo an ninh trật tự, ATXH, thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 4 trình bày báo cáo tổng hợp. |
Một số đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần có giải pháp thu hồi các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh. Cần có các giải pháp tạo môi trường thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư cho các doanh nhiệp. Đề nghị UBND tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, nhà đầu tư mới, đặc biệt là hỗ trợ xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng trong thời gian tới.
Ông Hồ Sỹ Nguyệt - Phó Chủ tịch HĐND huyện Quỳnh Lưu, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 3 trình bày báo cáo tổng hợp. |
Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực và có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh song chỉ số PCI của tỉnh vẫn tụt 12 bậc so với năm 2021, chuyển đổi số cấp tỉnh chỉ đứng thứ 55/63 tỉnh, vì vậy, đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần có những giải pháp cụ thể để cải thiện các chỉ số này.
Các đại biểu dự kỳ họp |
Các đại biểu đánh giá cao hoạt động của HĐND tỉnh và công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, nhất là sự lãnh đạo, điều hành khoa học, linh hoạt, có nhiều đổi mới về hình thức và nội dung, thích ứng với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân. Trong năm 2022, HĐND tỉnh đã tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề, ban hành nhiều nghị quyết quan trọng giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh từ thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về cơ bản, các đại biểu thống nhất về số lượng, nội dung, thể thức các Nghị quyết trình kỳ họp. Đa số các đại biểu đánh giá cao về công tác chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh, công tác thẩm tra của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin