Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo; (Ảnh VGP) |
Theo đó, có sáu luật được công bố, gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Dầu khí năm 2022; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Luật Thanh tra và Luật Phòng, chống rửa tiền.
Các luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Dầu khí; Phòng, chống bạo lực gia đình; Thanh tra đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2023. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện cũng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 nhưng riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 để các tổ chức đào tạo có thời gian chuyển đổi, đáp ứng đầy đủ các quy định theo luật.
Đáng chú ý, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023. Luật gồm 4 chương, 66 điều, được xây dựng nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần phòng, chống rửa tiền phù hợp các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin