Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ. |
Cho ý kiến vào nội dung Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023, đa số các đại biểu đều tán thành với báo cáo của Chính phủ.
Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần làm rõ thêm các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các vấn đề liên quan đến giáo dục, y tế, lao động việc làm.
Đại biểu đoàn Nghệ An Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát biểu tại thảo luận Tổ. |
Liên quan nội dung chính sách và nguồn đảm bảo chính sách, đại biểu Võ Thị Minh Sinh đề nghị cần rà soát kỹ những chính sách ban hành trong thời gian qua. Nhiều chính sách đưa ra nhưng không có nguồn lực đảm bảo đã dẫn đến việc khiếu kiện khiếu nại.
“Chính phủ phải kiên quyết trình ban hành đề án mới khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo, kiên quyết ko bố trí dự toán chi cho chính sách chưa được ban hành", đại biểu Võ Thị Minh Sinh nói thêm.
Về thu, chi ngân sách, có ý kiến đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần xem xét kỹ lại công tác dự toán hiện nay.
Đại biểu đoàn Nghệ An Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu ý kiến tại thảo luận Tổ. |
Ông Trần Đức Thuận - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nêu câu hỏi: Theo báo cáo tăng thu ngân sách, tại sao dự toán ngân sách lại để tăng quá mức như thế? Đây có phải là tình hình dự toán kém? Vì nếu để dự toán thấp như thế nay, tình hình kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nên tôi đồng tình với báo cáo của uỷ ban tài chính ngân sách.
Đại biểu Trần Đức Thuận nêu thêm: "Số liệu báo cáo chính phủ đưa ra bị Đô la hoá, nếu báo cáo trước đồng bào nên để tiền Việt".
Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin