Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công tác quản lý nhà nước vẫn còn bất cập

16:54, 11/07/2024
Sáng 11/7, Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiếp tục với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Sau nội dung chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ, Giám đốc Sở Công thương đã trả lời chất vấn về lĩnh vực thương mại, dịch vụ. 
Toàn cảnh phiên chất vấn.
Toàn cảnh phiên chất vấn.

Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa, điều hành kỳ họp.

Đồng chí Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. 

Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá báo cáo công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và quy hoạch, kinh doanh, quản lý chợ.
Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá báo cáo công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và quy hoạch, kinh doanh, quản lý chợ.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Công Thương xoay quanh công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và quy hoạch, kinh doanh, quản lý chợ. Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp, hàng ngày đến sức khỏe, đời sống dân sinh. Theo ông Phạm Văn Hoá thì lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP được phân công, phân cấp cho 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá thông tin: Các hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn, kiểm thực ba bước; Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...Tuy nhiên, Giám đốc Sở Công Thương khẳng định số cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm từ năm 2021 đến nay có chiều hướng giảm. Năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6 vụ ngộ độc thực phẩm thuộc cấp huyện, xã quản lý với 175 người mắc, không có trường hợp nào tử vong.

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Giám đốc Sở Công Thương cũng cho rằng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Nghệ An nổi lên là các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã, sản phẩm gia súc, gia cầm, thuốc lá, các mặt hàng tiêu dùng và hình thức kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên hệ thống thương mại điện tử. Ông Phạm Văn Hoá thông tin: Giai đoạn 2021 - 2023, các lực lượng chức năng và các ngành liên quan đã tổ chức kiểm tra, xử phạt hành chính 20.591 vụ, khởi tố hình sự 1.050 vụ, tổng giá trị thu phạt hơn 805,731 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, tiến hành kiểm tra, xử phạt hành chính 4.233 vụ, khởi tố hình sự 896/1163 vụ, tổng giá trị thu phạt 115,706 tỷ đồng.

Đại biểu Trần Thị Khánh Linh (đơn vị TP. Vinh) đặt câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Trần Thị Khánh Linh (đơn vị TP. Vinh) chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Khánh Linh, TP Vinh về thực trạng hàng rong, hàng hoá không rõ nguồn gốc trước trường học và bệnh viện chưa được kiểm soát chặt chẽ, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, hiện nay, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phổ biến ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ vùng sâu, vùng xa đến các quán hàng rong hè phố, cửa hàng tạp hóa tại các đô thị…Hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử vẫn còn diễn ra và tiềm ẩn các diễn biến phức tạp. Công tác quản lý thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chưa hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Công Văn (đơn vị Nghi Lộc) nêu thực trạng quy hoạch và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Nguyễn Công Văn (đơn vị Nghi Lộc) nêu thực trạng quy hoạch và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.

Liên quan đến khai thác, quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, Đại biểu Nguyễn Công Văn, huyện Nghi Lộc nêu thực trạng quy hoạch chợ trên địa bàn tỉnh đang tồn tại nhiều bất cập và cần có giải pháp mang tính căn cơ? Nhiều câu hỏi được tập trung về nhóm vấn đề liên quan đến quản lí chợ được các đại biểu của Quỳ Hợp, Quỳ Châu đặt ra như số lượng chợ chưa được xếp hạng còn nhiều, sự cạnh tranh của thương mại điện tử đối với chợ truyền thống, vấn đề PCCC, vệ sinh môi trường chưa được đầu tư đúng mức? 

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.
Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hoá trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Giám đốc Sở Công Thương thừa nhận lâu nay có nhiều vướng mắc, tồn tại trong quy hoạch chợ. Trong đó bao gồm cả những chồng chéo về các quy đinh pháp luật và chính sách phát triển. Theo đó Chính phủ mới ban hành nghị định 60/2024 về phát triển và quản lí chợ sẽ là định hướng để tháo gỡ các vướng mắc. Ông Phạm Văn Hoá cho biết, về mạng lưới chợ, trên địa bàn toàn tỉnh có 371 chợ đang hoạt động gồm 7 chợ hạng I, 20 chợ hạng II, 240 chợ hạng III, 104 chợ chưa được xếp hạng. Toàn tỉnh có 154 chợ kiên cố, 133 chợ bán kiên cố, 84 chợ là các chợ có cơ sở vật chất tạm bợ. Mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển. Hạ tầng chợ từng bước được đầu tư xây dựng có trọng điểm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của tỉnh. Công tác xã hội hóa đầu tư chợ bước đầu đã chuyển biến tích cực. 

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Hoá, việc tiếp cận, chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu của người dân. Nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống chợ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, một số chợ hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao, cơ sở vật chất xuống cấp hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC, vệ sinh môi trường còn yếu kém. Chưa có chợ đầu mối của tỉnh để tổ chức liên kết với trung tâm phân phối hàng hóa lớn của các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

 
Đại biểu Hoàng Lân (đơn vị Nghi Lộc) đặt câu hỏi đến Giám đốc Sở Công Thương.
Đại biểu Hoàng Lân (đơn vị Nghi Lộc) đặt câu hỏi đến Giám đốc Sở Công Thương.

Đi kèm với đó, công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ còn bất cập, một số chợ hiệu quả không cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý chợ có mặt còn hạn chế.

Đại tá Trần Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu làm rõ nội dung chất vấn của đại biểu.
Đại tá Trần Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu làm rõ nội dung chất vấn của đại biểu.

Làm rõ ý kiến phản ánh về nguy cơ cháy nổ cao tại các chợ trên địa bàn tỉnh, Đại tá Trần Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An bày tỏ đồng tình với ý kiến của đại biểu. Theo Đại tá Trần Ngọc Tuấn, Công an tỉnh xác định rõ, nguy cơ cháy chợ và cháy nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh rất lớn. Công an tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp để chỉ đạo quyết liệt ngăn ngừa các vụ cháy. Theo Đại tá Trần Ngọc Tuấn, trong thời gian qua, lực lượng Công an đang tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhất là các các đồng chí ban quản lý chợ; tuyên truyền cho người dân. Công an đã tập huấn nhiều lần, tổ chức diễn tập các tình huống nguy cơ xảy ra cháy tại các chợ và khi tình huống phải xử lý như thế nào. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa xảy ra vụ cháy chợ nào lớn gây thiệt hại về người. Phó Giám đốc Công an tỉnh đề xuất giải pháp trong thời gian tới: Sở Công Thương cần tham mưu cho UBND tỉnh rà soát lại các chợ trên địa bàn để có giải pháp làm sao quy hoạch phù hợp với tình hình mới, đảm bảo quy chuẩn của Bộ Xây dựng đưa ra.

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Đối với lực lượng Công an sẽ phối hợp với ban, ngành, các lực lượng chức năng tiếp tục tập trung kiểm tra phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, tiếp tục đưa ra một số mô hình, quy trình khi cháy xảy ra thì xử lý như thế nào để áp dụng hiệu quả ở các chợ trên địa bàn tỉnh.

a
Đại biểu Nguyễn Duy Cần (đơn vị TP Vinh) chất vấn.

Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, đại biểu Nguyễn Duy Cần (đơn vị TP Vinh) nêu thực trạng quy hoạch và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp triển khai quy hoạch chợ theo quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt. Làm rõ nội dung đại biểu Nguyễn Duy Cần quan tâm, đồng chí Vũ Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Chợ là một thành tố gắn với quy hoạch đô thị nói chung và mạng lưới chợ trên địa bàn toàn tỉnh gắn với quy hoạch tỉnh.

Đại biểu Vi Văn Quý (đơn vị Quỳ Hợp) nêu câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Vi Văn Quý (đơn vị Quỳ Hợp) nêu câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Lê Thị Kim Chung (Quỳnh Lưu) nêu câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Lê Thị Kim Chung (Quỳnh Lưu) nêu câu hỏi chất vấn.

Trong quá trình quy hoạch vùng, quy hoạch chung không gian phát triển đô thị, quy hoạch phân khu các đô thị, ngành Xây dựng luôn chú trọng tới công tác quản lý về đô thị và không gian phát triển đô thị.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Hồng Hoa làm rõ thêm nội dung chất vấn của đại biểu.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Hồng Hoa làm rõ thêm nội dung chất vấn của đại biểu.

Trong đó, các đô thị đều có điểm quy hoạch chợ cho người dân trên cơ sở hiện trạng hệ thống chợ đã có. Thực trạng địa điểm, vị trí để quy hoạch chợ trước đây và cũng như hiện nay là các địa điểm có lợi thế về thương mại. Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu: "Ngành xây dựng rất mong sắp tới sau khi có hướng dẫn sửa đổi Nghị định 23 của Chính phủ sẽ có hướng rõ về quy trình đấu thầu các chợ truyền thống, đặc biệt liên quan đến đấu thầu tài sản công. Từ đó, các địa phương sẽ tháo gỡ được khó khăn trong quy hoạch chợ; đồng thời giải quyết được lợi ích nhà đầu tư với lợi ích xã hội và người dân ở các vị trí này".

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu kết luận phiên chất vấn.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu kết luận phiên chất vấn.

Đánh giá về nội dung chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; quy hoạch, chuyển đổi mô hình, đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý cho rằng không khí buổi chất vấn rất trách nhiệm, sôi nổi, thẳng thắn. 16 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn đều rõ nội dung. Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Phạm Văn Hoá, người trả lời chất vấn nắm tương đối chắc nội dung, lĩnh vực ngành mình phụ trách, trả lời có trách nhiệm những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh đã nêu, đồng thời phân tích rõ các nguyên nhân, đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ này trong thời gian tới. 

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Kết luận nội dung này, đồng chí Thái Thanh Quý khẳng định, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phòng, chống, xử lý hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và quy hoạch, kinh doanh, quản lý chợ là những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày, đến sức khoẻ của người dân, song đây cũng là vấn đề rất khó, khá phức tạp, đặt ra rất nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhà nước đối với các cơ quan chức năng và ngay cả với mỗi người dân nhất là đối với một tỉnh như Nghệ An  do có địa bàn rộng, giao thương lớn, đời sống cũng như nhận thức chưa đồng đều.

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Tuy nhiên kết quả báo cáo tại phiên chất vấn cho thấy, thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã dành được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, trong đó có công tác phòng chống buôn lậu, chống hàng giả, hàng kém chất lượng…được TW đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong lĩnh vực này vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể như công tác tuyên truyền chưa tạo ra được sự lan toả, chưa thay đổi được văn hoá của người dân trong đấu tranh phòng chống hành vi kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn lĩnh vực này cũng chưa thực sự quyết liệt. Công tác phối hợp giữa các cơ quan cấp tỉnh với các địa phương để phân định rõ trách nhiệm đang còn lỗ hổng, thậm chí là còn có tình trạng đùn đẩy. Việc tiếp cận, chuyển đổi mô hình chợ  và có cơ chế chính sách từ việc quy hoạch, kêu gọi nguồn lực xã hội để đầu tư vào khu vực chợ, nhất là chợ truyền thống, chợ khu vực nông thôn chưa có hiệu quả rõ nét. 

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Trước thực trạng này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý đề nghị UBND tỉnh, các sở ngành chức năng và các địa phương quan tâm nghiên cứu để rà soát hệ thống văn bản quy phạm của pháp luật để kiến nghị cho phù hợp với tình hình đặc điểm của Nghệ An. Phải tăng cường tuyên phổ biến đến người dân để cùng đồng hành với cơ quan chức năng ban ngành nói không với thực phẩm bẩn, hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hoá kém chất lượng, hàng giả. Tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát và đấu tranh quyết liệt hơn với vấn nạn này. Đồng thời với đó, phải cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, sản phẩm đảm bảo chất lượng để người dân tiếp cận và sử dụng thông qua việc thông qua việc đẩy mạnh các chuỗi thực phẩm sạch vào thị trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ đầu vào, tăng cường liên kết, kích cầu tiêu dùng nội địa. 

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.
Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Liên quan đến quy hoạch và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý đề nghị phải nghiên cứu kêu gọi xây dựng thêm hệ thống chợ đầu mối. Cùng với quan tâm, kêu xây dựng hệ thống chợ mới tại các địa phương để thay thế cho hệ thống chợ tạm, Sở công thương cũng cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức công tác quản lý nhà nước cho ban quản lý các chợ; đồng thời tăng cường công tác phối hợp, nhất là với ban chỉ đạo 389 của tỉnh và các địa phương tăng cường đấu tranh có hiệu quả với hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, mất an toàn VSTP./.
 

Hữu Đức - Hữu Hoàng

Sự kiện liên quan

    Xem thêm sự kiện