Toàn cảnh cuộc họp. |
Tính đến 30/6/2020, tổng nguồn vốn hoạt động tại Ngân hàng chính sách xã hội đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 506 tỷ đồng so với năm 2019. Gần 41.000 đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được tiếp cận tín dụng ưu đãi, với tổng nguồn vốn trên 8.800 tỷ đồng, tăng 504 tỷ đồng so với đầu năm.
Cán bộ Ngân hàng CSXH nên đề xuất tại cuộc họp. |
Một số chương trình có tốc độ tăng trưởng dư nợ tốt như: cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; cho vay hỗ trợ việc làm, tạo việc làm; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn...
Để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch quý 3 cũng như của cả năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh yêu cầu sớm kiện toàn bộ máy Ban đại diện HĐQT cơ sở; đồng thời làm tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách; thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn tiền gửi để tập trung giải ngân đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là việc cho vay để phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu kết luận cuộc họp. |
Đồng chí Lê Hồng Vinh cũng yêu cầu các thành viên Ban đại diện cần phối hợp kiểm tra giám sát hoạt động của phòng giao dịch cấp huyện, các tổ chức uỷ thác, đảm bảo nguồn vốn được giải ngân đúng đối tượng, đúng mục đích. Riêng ngành Lao động - thương binh xã hội và các địa phương cần thực hiện hiện tốt Thông tư 17 năm 2016 về việc rà soát, cập nhật bổ sung đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên, để các đối tượng này tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi.
Trên cơ sở thực tiễn nhu cầu vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội cần kiến nghị Trung ương bổ sung các chương trình vay khác phù hợp, hiệu quả hơn. Đặc biệt, cần tập trung xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2021 để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chính sách trên địa bàn./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin