Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nhiều "cái khó" trong thực hiện chính sách dân tộc

17:42, 11/12/2018

Nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc tại Nghệ An đã được ông Trưởng ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành chỉ ra, cùng với đó là phân tích nguyên nhân, và những giải pháp căn cơ để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS.

 

Chiều nay (11/12), kỳ họp thứ 8 – HĐND tỉnh khóa XVII tiếp tục nội dung chất vấn về công tác thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

Tham dự phiên chất  vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Thái Thanh Quý  – Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đ/c trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, các ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Các đ/c: Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Cao Thị Hiền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Viết Đường – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.
Các đ/c: Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Cao Thị Hiền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Viết Đường – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.

Hộ nghèo giảm ít, hộ tái nghèo vẫn cao.

Mặc dù có nhiều chính sách đầu tư trọng điểm đối với các huyện miền núi nói chung, vùng DTTS nói riêng, với nguồn vốn từ TW và địa phương lớn, nhiều chương trình hỗ trợ, lồng ghép nhưng vẫn thiếu mô hình sinh kế mang tính đột phá dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở những vùng này không giảm, tỷ lệ tái nghèo còn cao. ĐB Lục Thị Liên yêu cầu cơ quan chức năng chỉ ra số liệu cụ thể hộ tái nghèo. Nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.

ĐB Lục Thị Liên: Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề hộ nghèo giảm ít, hộ tái nghèo vẫn cao
Đại biểu Lục Thị Liên: Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề hộ nghèo giảm ít, hộ tái nghèo vẫn cao

Về nội dung này, ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐTBXH giải trình: Cuối 2017, huyện miền núi có 4.700 hộ tái nghèo (trên tổng số hơn 45 ngàn hộ nghèo trên toàn tỉnh). Nguyên nhân được xác định là do một số chương trình hỗ trợ chưa được phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các đề án thoát nghèo.

ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐTBXH: chương trình hỗ trợ chưa được phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các đề án thoát nghèo.
Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐTBXH: Một số chương trình hỗ trợ chưa được phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các đề án thoát nghèo.

Về tiêu chí chấm điểm hộ nghèo không phân biệt giá trị nên xác định không chính xác, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong nhân dân của ĐB Hoàng Thanh Bình, ông Giám đốc Sở LĐTBXH  cho biết: Việc chấm điểm từ đơn chiều sang đa chiều đã được Bộ LĐTBXH tính toán kỹ, dựa vào điều kiện sống của từng hộ gia đình để xác định. Từ 5 tiêu chí: dân số, giáo dục,  thông tin, nước sạch và công trình vệ sinh để đưa thành 10 chỉ số đo lường làm tiêu chí chấm điểm.

ĐB Hoàng Thanh Bình Về tiêu chí chấm điểm hộ nghèo không phân biệt giá trị nên xác định không chính xác, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong nhân dân
ĐB Hoàng Thanh Bình: Về tiêu chí chấm điểm hộ nghèo không phân biệt giá trị nên xác định không chính xác

Chính sách dân tộc hỗ trợ hộ nghèo đã thực hiện 8 năm nhưng theo đại biểu Hoàng Thanh Bình vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó mức hỗ trợ còn thấp, chủ yếu là hiện vật phục vụ tiêu dùng, mức hỗ trợ lại không đồng đều đã khiến cho những chính sách này không phát hiệu quả. Dân vẫn nghèo, vẫn thiếu tư liệu để sản xuất. Đại biểu Hoàng Thanh Bình mong muốn có một giải pháp căn cơ cho vấn đề này.

Ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc thừa nhận: Cùng với chính sách hỗ trợ, giải pháp thực hiện chính sách cho hộ nghèo cũng khá linh hoạt, dựa vào tâm lí của đồng bào, tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả bởi nguồn vốn chậm, ít và cả cách điều hành của chính quyền.
Ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc: Cùng với chính sách hỗ trợ, giải pháp thực hiện chính sách cho hộ nghèo cũng khá linh hoạt, dựa vào tâm lí của đồng bào, tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả bởi nguồn vốn vừa chậm, vừa ít và cách điều hành của chính quyền nòn non kém

Ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc thừa nhận: Hiện vật để hỗ trợ cho hộ nghèo vùng bãi ngang được quy định là giống cây, con, thuốc trừ sâu, thú y, và đặc biệt là muối i ốt với mục tiêu 99% đồng bào DTTS phải sử dụng muối i ốt, kinh phí cho việc này đã giao cụ thể cho từng huyện nhưng nhiều huyện chưa làm nghiêm túc, một phần do người dân chưa có nhận thức đúng đắn về muối i ốt và tâm lí không thích dùng muối i ốt. Trước thực tế đó, ngành đã tham mưu cho tỉnh, bố trí đơn vị cung cấp muối về vùng có đông đồng bào đăng ký cấp muối hoặc cho tiền để đồng bào tự đi mua. Một số nơi lại chọn cấp vịt... Cùng với chính sách hỗ trợ, giải pháp thực hiện chính sách cho hộ nghèo cũng khá linh hoạt, dựa vào tâm lí của đồng bào, tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả bởi nguồn vốn vừa chậm, vừa ít và cách điều hành của chính quyền nòn non kém.

Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Văn Độ đề xuất: Để nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS, cần thu hút đầu tư về vùng này
Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Văn Độ đề xuất: Để nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS, cần thu hút đầu tư về vùng này

Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Văn Độ đề xuất: Để nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS, cần thu hút đầu tư về vùng này, theo quy trình:  Các nhà đầu tư vào triển khai rồi tỉnh sẽ ban hành chính sách đầu tư để tránh được tình trạng “Đánh trống bỏ dùi”.

27 xã miền núi, biên giới khó về đích NTM.

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Theo QĐ 61 - QĐ cuối cùng của TTCP về việc xây dựng NTM ở các xã miền núi, tỉnh Nghệ An có 27 xã được hỗ trợ xây dựng NTM, cấp vốn gấp 4 lần các xã đồng bằng, với mục tiêu đến năm 2020, 27 xã này sẽ đạt 11,4 tiêu chí, và ít nhất, có 2 xã về đích NTM (tức là hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM). Thuận lợi là vậy, thế nhưng, theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở NTT&PTNT, để có thể đạt được các mục tiêu đề ra, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con, làm cho bà con hiểu được vai trò của chính mình trong việc xây dựng NTM, ngoài những hỗ trợ của TƯ, của tỉnh và nguồn hỗ trợ lồng ghéo.

Các xã miền núi, biên giới với địa hình rộng, hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, nên ngành NN&PTNT xác định ưu tiên đầu tư nhóm hạ tầng. Có đường sá thuận lợi thì đồng bào mới có cơ hội tiếp cận những thành tựu VH-KT-XH khác, từ đó thay đổi nhận thức về xây dựng NTM .

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu cũng cho biết thêm: Đồng hành cùng QĐ 61, ngành NN sẽ tiếp tục đưa một số chính sách hỗ trợ bà con miền núi như đề giao đất, giao rừng.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở NN&PTNT: Đồng hành cùng QĐ 61, ngành NN sẽ tiếp tục đưa một số chính sách hỗ trợ bà con miền núi như đề án giao đất, giao rừng.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu cũng cho biết thêm: Đồng hành cùng QĐ 61, ngành NN sẽ tiếp tục đưa một số chính sách hỗ trợ bà con miền núi như đề án giao đất, giao rừng. Ở kỳ họp trước, người đứng đầu ngành NN&PTNT đã hứa trước kỳ họp về việc xây dựng đề án này, đến nay, đề án đã hoàn thành và có kế hoạch thực hiện đề án. Dự kiến, đến cuối 2019 sẽ tiến hành giao đất, giao rừng cho bà con.

Chính sách cử tuyển: Khó đi, cũng khó về.

Đó là vấn đề mà đại biểu Trần Duy Ngoãn đặt ra đối với công tác dân tộc. Đại  biểu Trần Duy Ngoãn yêu cầu có con số thống kê: Có bao nhiêu em được cử đi học? Bao nhiêu em được bố trí việc làm? Bao nhiêu em thất nghiệp?

Ông Đậu Văn Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Từ năm 2005 đến nay, số lượng sinh viên học cử tuyển hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp là 884 người, hiện có 844 em đã tốt nghiệp, 40 em vẫn còn theo học. Trong đó, 274 em đã được bố trí việc làm, 570 em vẫn chưa được bố trí việc làm – một số khá cao trong chính sách cử tuyển. Nguyên nhân được ông Giám đốc Sở Nội vụ xác định: Việc xây dựng chỉ tiêu ở các huyện không sát thực tiễn. Huyện cử người đi học cao hơn nhiều so với nhu cầu. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cử tuyển học 7-8 năm mới tốt nghiệp được nên họ mất cơ hội.

Ông Đậu Văn Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ: Việc xây dựng chỉ tiêu ở các huyện không sát thực tiễn, cử người đi học cao hơn nhiều so với nhu cầu dẫn đến khó bố trí việc làm cho cử nhân cử tuyển
Ông Đậu Văn Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ: Việc xây dựng chỉ tiêu ở các huyện không sát thực tiễn, cử người đi học cao hơn nhiều so với nhu cầu dẫn đến khó bố trí việc làm cho cử nhân cử tuyển

Nguyên nhân căn cơ được ông Giám đốc Sở Nội vụ chỉ ra: Theo quy định, người học theo chính sách cử tuyển sẽ được bố trí công tác nhưng Luật công chức, viên chức ban hành là phải tham gia thi tuyển, mà trong thực tiễn, năng lực của cử nhân cử tuyển khó “địch” với cử nhân hệ công lập nên khó vượt qua rào cản thi tuyển.

Về việc xây dựng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, theo đại biểu Lục Thị Liên là chưa đảm bảo tỉ lệ, còn thiếu tính kế thừa, ông Giám đốc Sở Nội vụ cũng thừa nhận thực trạng này, và cho biết thêm, ngành đã có kế hoạch rà soát đối tượng công chức, viên chức là người DTTS từ cấp xã đến cấp tỉnh để xây dựng  đề án vị trí việc làm đối với đối tượng này.

Cảnh báo thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, bán bào thai.

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập từ phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về công tác dân tộc, đại biểu Thái Thị An Chung một lần nữa đặt câu hỏi: Ban dân tộc có năm được thực trạng phụ nữ DTTS bán bào thai? Và cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng này?

ĐB  Thái An Chung: Ban Dân tộc có nắm được thực trạng phụ nữ DTTS bán bào thai?
ĐB Thái An Chung: Ban Dân tộc có nắm được thực trạng phụ nữ DTTS bán bào thai?

Ông Lương Thanh  Hải – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thừa nhận, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống phần lớn do thiếu hiểu biết. Còn thực trạng bán bào thai không chỉ phi phạm pháp luật (tội phạm buôn bán người) mà còn thuộc phạm trù đạo đức, hành vi mất nhân tính, gây phẫn nộ trong nhân dân.

Chấm dứt tình trạng này là một câu hỏi khó – ông Lương Thanh Hải nhấn mạnh. Có thể nói, cái đói cái nghèo đeo bám từ thế hệ này đến thế hệ khác đã làm cho một bộ phận vùng DTTS sai lệch về mặt nhận thức. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức và cần phải có kế hoạch, đề án cụ thể.

Đối với Đề án 498 về ngăn chặn tảo hôn và hôn  nhân cận huyết thống, sau 3 năm thực hiện, kinh phí mới chỉ được giao hơn 1 tỷ nên ban dân tộc cũng chỉ chọn phương án khảo sát thực trạng này và tiến hành chọn một số điểm thuộc các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông để tuyên truyền. Và trên thực tế, những nơi được tuyên truyền thì tỷ lệ tảo  hôn và hôn nhân cận huyết cũng đã giảm.

Báo ngày nhưng cả tuần mới đến đồng bào.

Đại biểu Trần Duy Ngoãn yêu cầu Ban dân tộc tỉnh cung cấp kết quả việc cấp báo chí cho đồng bào DTTS ở Nghệ An.

Đại biểu Trần Duy Ngoãn yêu cầu Ban dân tộc tỉnh cung cấp kết quả việc cấp báo chí cho đồng bào DTTS ở Nghệ An.
Đại biểu Trần Duy Ngoãn: kết quả và hiệu quả việc cấp báo chí cho đồng bào DTTS ở Nghệ An chưa cao

Theo Quyết định số 59 của TTCP, tại Nghệ An, có 19 loại báo cấp cho 19 đối tượng. Ban dân tộc tỉnh đã phối hợp với bưu điện phát đến tận đối tượng. Tuy nhiên, ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thừa nhận: qua kiểm tra cho thấy việc cấp báo rất chậm, báo ngày nhưng đến 1 tuần sau, đối tượng được hưởng mới nhận được. Ông Lương Thanh Hải lí giả: Do bưu điện và cả địa phương không lường hết được những khó khăn về đường sá khi đưa báo về vùng này, do vậy, hiệu quả việc sử dụng báo không cao. Ban dân tộc đã tham mưu sửa đổi QĐ này, trong đó, sẽ thay vì cấp báo sẽ cấp đài radio để thông tin đến đồng bào kịp thời hơn.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường: Phần trả lời chất vấn của ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban dân tộc tỉnh và lãnh đạo các ngành liên quan được đánh giá là đúng trọng tâm, cơ bản đạt yêu cầu.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường: Phần trả lời chất vấn của ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban dân tộc tỉnh và lãnh đạo các ngành liên quan được đánh giá là đúng trọng tâm, cơ bản đạt yêu cầu.

Phần trả lời chất vấn của ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban dân tộc tỉnh và lãnh đạo các ngành liên quan được đánh giá là đúng trọng tâm, cơ bản đạt yêu cầu.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường – điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về thực hiện chính sách dân tộc cho rằng: Đây là một vấn đề rất rộng, dành sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, với nhiều cơ chế chính sách, NQ, đề án cho đồng bào DTTS. Tỉnh Nghệ An cũng rất nỗ lực trong việc đưa cơ chế chính sách cho vùng đồng bào DTS vào cuộc sống. Điều đó thể hiện sự quan tâm đến đồng bào DTTS trong sự phát triển của địa phương. Với những khó khăn hiện hữu, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục có kế hoạch tổng thể với bộ giải pháp căn cơ đi kèm để chính sách phát huy hiệu quả, đời sống đồng bào DTTS sẽ được nâng lên và diện mạo miền Tây Nghệ An sẽ thay đổi.

Lê Trang – Văn Nhân