|
Tòan cảnh đền vua Lê. |
Vua Lê Lợi sinh ngày 6/8/1385 tại Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con út trong gia đình có truyền thống nhiều đời làm quận trưởng. Sau khi giặc Minh xâm lược nước ta , năm 1418, Lê Lợi cùng nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa.
|
Toàn cảnh buổi lễ. |
Sau gần 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi vào tháng 12 năm 1427. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở ra triều đại Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Sau 5 năm tại vị, Hoàng đế Lê Lợi lâm bệnh và qua đời vào năm 1433. Sau khi Lê Lợi mất, để tưởng nhớ Vua Lê Lợi, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền thờ ông. Tại xã Hưng Khánh nay là Hưng Thành huyện Hưng Nguyên, đền thờ ông được xây dựng từ giữa thế kỷ 15. Tương truyền đây là một trong 4 ngôi đền cổ lớn và nổi tiếng nhất của Nghệ An với những nét kiến trúc chạm trổ độc đáo mà không phải ngôi đền nào cũng có được.
|
Các đại biểu tham dự. |
Trong những năm 1930 - 1945, Đền Vua Lê là nơi hội họp của làng và là địa điểm gặp gỡ, trao đổi về tình hình hoạt động cách mạng của một số cán bộ, đảng viên.
|
Đại tế lễ tại Đền Vua Lê. |
Năm 1997, Đền vua Lê được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Trước thực trạng đền vua Lê bị xuống cấp, năm 2020, tỉnh Nghệ An đã đầu 21 tỷ đồng, nhằm phục dựng một di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân Nghệ An cũng như dòng tộc Họ Lê cả nước.
|
Đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy đang hương tại buổi lễ. |
|
Lãnh đạo huyện Hưng Nguyên dâng hương tưởng nhớ vua Lê Lợi. |
Hàng năm cứ vào dịp 22/8 âm lịch huyện Hưng Nguyên chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ công lao to lớn của vua Lê Lợi, nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.Đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin