|
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đền Cửa là địa điểm thành lập Chi bộ Đảng làng Khánh Duệ (tháng 6/1930), thành lập chính quyền Xô Viết làng Khánh Duệ ( tháng 4/1931). Đồng thời đây cũng là điểm hoạt động bí mật của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Tâm… |
|
Bước vào qua cổng tam quan, du khách sẽ gặp bức bình phong cổ với hình tượng mã hóa rồng (ngựa hóa rồng). |
|
Trên mình mã hóa rồng được ghép nhiều miểng sứ từ bát và đĩa cổ đời nhà Thanh, Minh (Trung Hoa). |
|
Hạ điện đền Cửa. |
|
Đỉnh nóc Hạ điện có lưỡng long chầu hổ phù đội mặt Nguyệt. Hình tượng long chầu này có khác với các ngôi đền khác đó là thân long bay ra và đầu quay ngoắt vào bên trong rất uy lực. |
|
Bộ cánh cửa xếp mở kiểu then cài rất cổ xưa… |
|
Tượng thờ Bản Cảnh Thành Hoàng. |
|
Trung điện phía trước rất thoáng, không có cửa, phía sau có 2 vòm tường nhỏ để ra Thượng điện. |
|
Trong Trung điện có thờ Tướng Ninh Vệ với gương mặt khôi ngô tuấn tú, thế ngồi đường bệ của một dũng tướng… |
|
Đi qua Trung điện sẽ đến Thượng điện. |
|
Trong Thượng điện thờ Đức thánh Mẫu Âu Cơ |
|
Trên mái Thượng điện được trang trí nhiều chiếc đèn bằng chất liệu vải thêu cầu kỳ… |
|
Ngay sát khuôn viên Đền Cửa là phần mộ của tướng Ninh Vệ. Ông là vị tướng tài thời Trần. Từng được giao trấn giữ vùng Xá Tấn (nay là Cảng Cửa Lò). Ông tử trận trong một lần chống giặc Chiêm Thành. Nhân dân đem thi hài ông về an táng gần đền Cửa. Về sau ông được rước vào phối thờ trong đền Cửa. |
|
Phần mộ tướng Ninh Vệ có hình lục giác, là nơi lưu giữ hài cốt của tướng Ninh Vệ (tên thật là Lý Cửu). |
Quần thể đền Cửa và phần mộ tướng Ninh Vệ có quy mô tương đối lớn với Thượng điện, Trung điện, Hạ điện, cung thờ Phật, nhà tiếp khách, cổng tam quan, phần mộ tướng Ninh Vệ. Hàng năm đền diễn ra nhiều lễ quan trọng, nhưng lớn nhất là lễ hội đền Cửa diễn ra từ ngày mồng 2 đến ngày mùng 4 tháng 3 âm lịch thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về đây chiêm bái.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin