5 Nguyên nhân gây sẹo rỗ phổ biến
1. Do mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen
Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến là do mụn bọc và mụn trứng cá, mụn đầu đen gây sẹo rỗ, lõm trên mặt. Việc chăm sóc và điều trị mụn không đúng cách có thể gây viêm nhiễm nặng, tạo nên các hố sâu hình thành từ viêm nang lông. Từ đó làm cản trở quá trình sản sinh collagen tự lấp đầy tổn thương của da và lâu dần dẫn đến tình trạng sẹo rỗ.
Đặc biệt, nếu không được chữa trị sớm, tình trạng viêm nhiễm còn lây lan sang vùng da lân cận khiến cho các vết sẹo rỗ to và lan rộng ra.
2. Do thủy đậu
Thủy đậu bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Khi bị thủy đậu, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, phát ban, kèm theo đó là các đốm mụn dạng nước có bề mặt rộng hơn từ 3 – 8 mm xuất hiện rải rác trên da. Sau khoảng 7 ngày các đốm mụn này sẽ biến mất để lại các vết thâm trên da gây ngứa. Nếu không chăm sóc da đúng cách, có chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp, hành động gãi hay cào xước vùng da bị ngứa có thể gây viêm nhiễm, làm đứt các sợi tế bào da hình thành lên sẹo lõm. Sẹo để lại do thủy đậu thường không quá sâu nhưng lại có bề mặt sẹo khá “trơ”, không dễ chữa khỏi hay tự lành.
Tham khảo thêm: Cách làm mờ sẹo thủy đậu tại nhà ngăn ngừa sẹo rỗ
3. Do thói quen nặn mụn không đúng cách
Nặn mụn là thói quen xấu mà chúng ta cần từ bỏ ngay lập tức. Nó không chỉ khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn mà nó còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vết thâm, sẹo do mụn để lại trên da.
Thói quen nặn mụn có thể gây tổn thương, viêm nhiễm và làm đứt gãy các tế bào sợi liên kết biểu bì da khiến cho việc tổng hợp collagen và elastin trở nên khó khăn. Lâu dần sẽ hình thành lên sẹo rỗ, sẹo lõm.
4. Do làm sạch da không đúng cách
Làm sạch da là bước làm quan trọng trong quy trình skincare giúp hạn chế bụi bẩn, bã nhờn, tăng cường độ ẩm và sự đàn hồi của làn da.
Đặc biệt, với những người đang bị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm thì việc chăm sóc da càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu rửa mặt không đúng cách (có thể là kỳ cọ mạnh) rất có thể khiến cho vùng da mụn bị tổn thương, viêm nhiễm, lỗ chân lông to từ đó hình thành lên các vết sẹo rỗ, lõm.
Tham khảo thêm: Cách rửa mặt bằng sữa rửa mặt đúng cách cho da khỏe đẹp
5. Do các nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân gây sẹo rỗ kể trên, sẹo rỗ còn do một số nguyên nhân có thể kể đến như:
● Do chấn thương, do tai nạn, viêm nang lông, áp xe da….
● Do tiếp xúc quá thường xuyên với ánh nắng mặt trời làm cho các nốt mụn dễ để lại thâm sẹo và khó lành hơn.
● Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia… không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sẹo rỗ nhưng nó làm cản trở quá trình làm lành các vết thương, thậm chí có thể biến những sẹo trở nên vĩnh viễn.
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp nào tốt nhất?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp trị sẹo rỗ có thể kể đến như:
● Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên: phương pháp này khá an toàn nhưng hiệu quả chậm và chỉ phù hợp với những người mới bị.
● Lăn kim, soi tia laser: Đây là 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay nhưng khá tốn chi phí. Đặc biệt, nếu không lựa chọn địa chỉ uy tín còn có thể khiến da tổn thương nặng nề hơn và khó điều trị.
● Sử dụng kem trị sẹo để các dưỡng chất thẩm thấu vào da kích thích khả năng tự làm lành vết thương và sản sinh collagen làm đầy vết lõm. Tuy mang đến hiệu quả chậm hơn so với lăn kim và laser nhưng sử dụng kem trị sẹo được đánh giá cao bởi sự tiện lợi, chi phí hợp lý và kết quả duy trì ổn định.
Nắm bắt được những nguyên nhân gây sẹo rỗ thường gặp bạn có thể phòng ngừa nguy cơ xuất hiện những nốt sẹo rỗ khó ưa trên da. Nếu bị sẹo rỗ bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn.Tránh để lâu khiến các vết sẹo trở lên chai sần khó điều trị.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin