Làng mật mía Găng của xã Nghĩa Hưng là làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Tháng 3/2014, làng nghề mật mía- chế biến mật (nay gọi là HTX mật mía làng Găng) có 395/510 hộ hộ theo nghề. Mật mía làng Găng có hương vị thơm ngon, mật dẻo, màu mật đẹp cánh cam. Mỗi năm làng Găng bà con ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn chuẩn bị thu hoạch mía để sản xuất, cho ra lò những mẻ mật đầu tiên.
Vào một ngày cuối tuần, chúng đến thăm gia đình ông Võ Đình Khoa có truyền thống nấu mật mía từ cách đây 30 - 40 năm. Trò chuyện với chúng tôi, ông Khoa cho biết, bắt đầu từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm gia đình nào cũng đỏ lửa, nấu mật mía từ sáng đến tối. Nấu mật mía nhìn thì đơn giản nhưng trải qua rất nhiều công đoạn, từ thu thập nguyên liệu từ ngoài ruộng, đến tuốt vỏ, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật. Trong tất cả các giai đoạn đó, thì quan trọng nhất chính là công đoạn keo mật. Muốn mật ngon phải đứng “canh” các chảo mật lớn trong nhiều giờ để đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi thì vớt váng mật, nếu không chú ý mật sẽ bị cháy có màu đen và không được thơm ngon, khi nước mía bắt đầu sền sệt chuyển sang màu nâu vàng thì mới hoàn thành việc nấu mật. Để đổ mật vào trong phi được ngon, thì người nấu mật tiếp tục lọc qua lớp vải màn để mật có thể lọc sạch cặn, khi mật nguội thì sẽ có một lớp bọt đường lên trên sản phẩm mật mới hoàn thành.
Ông Khoa cho biết thêm, người đến mua mật mía bây giờ rất “sành”, họ có thể nhìn qua phi mật là biết ngay mật mía có ngon hay không, nấu đã đạt hay chưa. Theo đó, các hộ sản xuất cả ngày lẫn đêm, tăng số lượng sản xuất gấp đôi mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
“Gia đình làm nghề mật mía đời thứ 3 rồi, cũng nhờ sản phẩm mật mía của làng nghề mà gia đình có điều kiện nuôi con ăn học. Trước đây có thuê thêm nhân công, giờ vợ chồng già, sức khỏe yếu, hai ông bà một năm cũng làm được 20-25 phi mật, bình quân 1 phát bán ra hơn 3 triệu đồng"- ông Khoa chia sẻ.
Mới 4h sáng, từ làng trên đến xóm dưới, nhà nào cũng đã đỏ bếp. Nấu mật mía nhìn thì đơn giản nhưng trải qua rất nhiều công đoạn, từ thu thập nguyên liệu từ ngoài ruộng, đến tuốt vỏ, ép nước mía, nấu và chắt lọc mật. Trong tất cả các giai đoạn đó, thì quan trọng nhất chính là công đoạn keo mật. Năm nay, mặc dù thời tiết vào vụ trồng mía gặp hạn hán, cây mía chín muộn hơn, nhưng người dân làng nghề vẫn đang hoạt động hết công suất để kịp giao hàng cho khách.
Cũng là một người nấu mật mía lâu đời Chị Trần Thị Đào – vui vẻ chia sẻ thêm cho chúng tôi: “Muốn mật ngon phải đứng “canh” các chảo mật lớn trong nhiều giờ để đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi thì vớt váng mật, nếu không chú ý mật sẽ bị cháy có màu đen và không được thơm ngon, khi nước mía bắt đầu sền sệt chuyển sang màu nâu vàng thì mới hoàn thành việc nấu mật. Để đổ mật vào trong phi được ngon, thì người nấu mật tiếp tục lọc qua lớp vải màn để mật có thể lọc sạch cặn, khi mật nguội thì sẽ có một lớp bọt đường lên trên sản phẩm mật mới hoàn thành”.
Trước đây, ép mật dùng phương tiện thô sơ, tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Đến nay, nhờ có nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại nên rút ngắn được thời gian, năng suất tăng lên và sản phẩm làm ra chất lượng hơn.
Ông Nguyễn Văn Liễu – Chủ nhiệm HTX làng nghề chế biến mật mía làng Găng cho biết: “Thời tiết năm nay nắng ấm đảm bảo cho thu hoạch mùa. Sản phẩm mía năm nay độ đường, mật rất cao nên sản phẩm cao thành. Nông dân thu hoạch rất phấn khởi để đưa vào chế biến sản phẩm mật mía làng nghề”.
Trung bình mỗi gia đình mỗi vụ mía nấu mật mía từ 20 - 30 phi mật, tính bình quân thu nhập của người dân từ 70 - 90 triệu đồng. Đặc biệt, thời gian nấu mật và bán mật duy trì trong thời điểm từ tháng 11 đến tháng 1, có nhà mua được mía muộn thì có thể duy trì đến tháng 2, hoặc tháng 3. Thương lái vô tận nơi để mua mật. So với làm các cây trồng khác thì giá trị kinh tế nấu mật mía cao hơn nhiều. Mỗi hộ gia đình tạo công ăn việc làm cho 4 - 5 lao động dôi dư, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Để phát huy sản phẩm mật mía, UBND xã sẽ tiếp tục chỉ đạo bà con phát triển nghề kéo che, ép mật, bán đường bánh, mở rộng thị trường để giúp người dân Nghĩa Hưng ổn định được nghề mật mía, góp phần vào nâng cao đời sống cho bà con nhân dân - Ông Trần Văn Long, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết.
Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần, không khí lao động, sản xuất của người dân làng nghề mật mía làng Găng cũng tất bật, nhộn nhịp hơn. Với truyền thống của làng nghề cộng với sự cần cù chịu khó, người dân làng nghề sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng vừa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, vừa có thêm nguồn thu nhập để chuẩn bị cho cái Tết của gia đình thật đầm ấm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin