Kinh tế

Giá vàng hôm nay 21/12: Cả vàng thế giới và trong nước đều lên giá

07:15, 21/12/2022
 Giá vàng thế giới hôm nay tăng 9 USD/ounce, trong khi giá vàng trong nước tăng khoảng 100.000 - 300.000 đồng/lượng.

Giá vàng phiên đầu tuần được niêm yết ở mức 1.804 USD/ounce, tăng 9 USD/ounce so với phiên trước đó.

Tuần trước, bất chấp quan điểm “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới vẫn giữ được mức hỗ trợ 1.800 USD/ ounce.

Cụ thể, Fed đã báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023 ngay cả khi tốc độ tăng lãi suất chậm lại. Chuyên gia phân tích Neils Christensen cho biết trong một bài viết trên Kitco rằng họ đã cảnh báo việc điều chỉnh kỳ vọng lãi suất của Fed sẽ gây rủi ro cho vàng. Tuy nhiên, cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2023 đến rồi đi và các nhà đầu tư vàng đang phớt lờ dự báo mới của Fed rằng lãi suất cơ bản của họ sẽ đạt đỉnh trên 5% vào năm 2023. Vào cuối tuần, giá vàng kỳ hạn tháng 2 chỉ giảm 0,5% kể từ thứ 6 tuần trước đó. 

Thị trường vàng quốc tế và trong nước đều khi nhận tăng giá trong phiên giao dịch hôm nay.
Thị trường vàng quốc tế và trong nước đều khi nhận tăng giá trong phiên giao dịch hôm nay.

 Diễn biến giá vàng hôm nay
+ Giá vàng trong nước

Chốt phiên cuối tuần, Doji niêm yết giá vàng ở mức 66 - 66,9 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Trong khi đó, trên sàn giao dịch của SJC, vàng SJC có giá mua vào là 66,4 triệu đồng/lượng, bán ra là 67,2 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

Giá vàng nhẫn các loại dao động trong mức 53 - 54,1 triệu đồng/lượng.

+ Giá vàng quốc tế

16h ngày 20/12 (giờ Việt Nam) Kitco niêm yết giá vàng thế giới ở mức 1.804 USD/ounce, tăng 9 USD/ounce so với phiên trước đó. 

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay tăng 0,19%, lên mức 1.795,2 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn tăng 0,25%, lên mức 1.804,75 USD/ounce.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023, bất chấp tốc độ tăng lãi suất chậm lại. Các nhà phân tích cảnh báo, việc điều chỉnh lãi suất của Fed nhẹ hơn so với dự báo trước đó sẽ gây rủi ro cho vàng bởi khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn vào đợt điều chỉnh sau.

Phớt lờ trước dự báo đó, đáng ra giá vàng sẽ phải giảm, nhưng thị trường đang chứng kiến vàng phục hồi rất thuyết phục. Lý giải về việc này, các nhà phân tích cho rằng, các nhà đầu tư đang quan tâm đến khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái hơn là lạm phát.

Theo dữ liệu kinh tế, doanh số bán lẻ và hoạt động sản xuất đang chậm lại trước kỳ nghỉ Noel. Các nhà đầu tư nhận thấy, Fed càng mạnh tay với lãi suất sẽ khiến kinh tế sớm đi đến suy thoái, điều đó sẽ có lợi cho thị trường vàng.

Một kịch bản khác đối với vàng, đó là tâm lý tích cực của nhà đầu tư đối với vàng, khiến thị trường vàng ngày càng hấp dẫn, bất chấp việc Fed có mạnh tay trong việc điều chỉnh lãi suất. Ngoài ra, đồng USD đã đạt mức đỉnh, minh chứng bằng việc Fed bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất trong đợt điều chỉnh vừa qua. 

Dự báo giá vàng
Phân tích về triển vọng giá vàng trong năm tới trên trang Nasdaq, ông Ole Hansen - chiến lược gia hàng hóa tại Ngân hàng Saxo (Đan Mạch) - nhận định, giá vàng có thể tăng cao tới 3.000 USD/ounce trong bối cảnh lạm phát toàn cầu sẽ vẫn “nóng” bất chấp việc thắt chặt tiền tệ.

Chuyên gia Ole Hansen lưu ý 3 yếu tố có thể giúp đẩy kim loại quý này lên mức cao kỷ lục trong năm tới. Thứ nhất, “tâm lý kinh tế chiến tranh” ngày càng gia tăng có thể ngăn cản các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ ngoại hối dưới danh nghĩa tự chủ, và điều này sẽ có lợi cho vàng. Thứ hai, các chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu thâm hụt cho các dự án đầy tham vọng như quá trình chuyển đổi năng lượng. Thứ ba, một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn vào năm 2023 sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải mở các gói thanh khoản.

Nhà phân tích của Ngân hàng Saxo cho rằng, thị trường sẽ chứng kiến vàng tăng giá đến ngưỡng 3.000 USD/ouce, hoặc cao hơn, trong vòng 12 - 18 tháng tới.

Dự đoán của chuyên gia Ole Hansen được đưa ra khi nhu cầu mua vàng dự trữ của các ngân hàng trung ương ngày càng tăng. Trong quý 3/2022, lượng mua ròng vàng đạt khoảng 400 tấn, trị giá hơn 20 tỷ USD. Đây là con số nhiều nhất trong hơn nửa thế kỷ qua. Nước mua vàng lớn nhất trong quý 3 là Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đến là Uzbekistan và Ấn Độ.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện