"Nhóm kỹ thuật sẽ chuẩn bị một đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo sẽ cần được thực hiện và sẽ trình bày điều đó với Tổng giám đốc WHO" - Phát ngôn viên WHO Fadela Chaib phát biểu trước báo giới và nói rõ rằng: “Tổng Giám đốc WHO sẽ thảo luận với các quốc gia thành viên về các bước tiếp theo. Chưa có mốc thời gian cho hoạt động này”.
Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho cộng đồng tình báo Mỹ điều tra xem liệu virus COVID-19 xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc từ động vật hay từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm. Động thái này cho thấy sự mất kiên nhẫn ngày càng tăng với việc chờ đợi một cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch đã giết chết hơn 3,5 triệu người trên toàn thế giới.
Liên minh châu Âu và một loạt các quốc gia đã thúc giục làm rõ bí ẩn nguồn gốc COVID-19, được coi giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai.
Tháng 1/2021, WHO cử một nhóm chuyên gia quốc tế độc lập đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của đại dịch.
Trong báo cáo được công bố vào cuối tháng 3/2021, nhóm nghiên cứu quốc tế và các đối tác Trung Quốc không đưa ra kết luận chắc chắn nào, họ cho rằng giả thuyết liên quan đến virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Nhưng báo cáo trên đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì thiếu tính minh bạch cũng như không đánh giá sâu hơn về giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm.
Một số nhà khoa học quốc tế cho biết mặc dù họ không cho rằng rò rỉ trong phòng thí nghiệm nhất thiết phải là nguồn gốc, song cần phải có một cái nhìn sâu hơn, khoa học hơn về giả thuyết này.
“WHO tin rằng sẽ cần có các nghiên cứu sâu hơn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm phát hiện sớm các trường hợp và cụm bệnh, sự lây truyền qua chuỗi thức ăn và giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiệm" – người phát ngôn Chaib cho biết.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin