Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công

21:24, 06/12/2023

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 6/12, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giải trình làm rõ thêm các nội dung trong giải ngân vốn đầu tư công.

Các đồng chí chủ trì kỳ họp.
Các đồng chí chủ trì kỳ họp.

Bày tỏ băn khoăn, trăn trở về tỷ lệ giải ngân Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, đại biểu Nguyễn Công Văn (Nghi Lộc) đề nghị cần phải đánh giá một các khách quan, toàn diện và cụ thể; tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc này? Nhu cầu triển khai thực hiện các dự án tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là rất lớn, bà con rất trông mong trong khi đó có nguồn ngân sách mà không tiêu được?

a
Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc) phát biểu thảo luận.

Làm rõ hơn về tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia, ông Phạm Hồng Quang - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Ngay từ đầu năm, lãnh đạo UBND tỉnh, các cấp ngành quan tâm chú trọng với quyết tâm cao đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95-100%. Cụ thể, đã kịp thời thông báo vốn ngay từ khi có kế hoạch; ban hành các văn bản chỉ đạo, trong đó có 1 Nghị quyết của Ban cán sự UBND tỉnh chỉ đạo điều hành về đẩy nhanh giải ngân; Thành lập các tổ do các Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đôn đốc chỉ đạo đẩy nhanh vốn. Năm nay thành lập các tổ công tác cấp phòng trực tiếp xuống các địa phương có tỉ lệ vốn giải ngân thấp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Duy trì báo cáo 10 ngày/lần về tiến độ giải ngân; Quyêt liệt chỉ đạo điều hành điều chỉnh vốn từ rất sớm. Hiện tỉnh đã thực hiện điều chỉnh 47 lượt dự án với tổng số vốn 687 tỷ đồng. Riêng vốn chương trình MTQG đã điều chuyền 27 dự án với tổng số vốn 27 tỷ đồng, Kế hoạch 223 điều chỉh 25 dự án với tổng số vốn 51 tỷ đồng. Đặc biệt, đã điều chuyển 1 chủ đầu tư từ uỷ ban cấp huyện sang chủ đầu tư chuyên ngành. Dự án này hiện đã đấu thầu và chuẩn bị giải ngân. Số liệu cập nhật đến 30/11/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 68%. Trong đó đầu tư công tập trung đạt tỉ lệ 58%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 là 56%. Có 4 nguồn giải ngân chậm: chương trình phục hồi kinh tế xã hội mới đạt 40,18%, vốn nước ngoài đạt 37,04%; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số mới đạt 29,75%; chương trình MTQG giảm nghèo bền vững mới đạt 4,49%. Việc giải ngân chậm ngoài nguyên  hân chủ quan, còn có nguyên nhân khách quan như đối với chương trình phục hồi kinh tế thời gian giao vốn muộn, trong khi đó tổng vốn đầu tư lớn, hồ sơ thủ tục nhiều nên cần phải có thời gian. Đây cũng là tình hình chung trên cả nước. Đối với vốn nước ngoài tình hình giải ngân chậm, kéo dài nhiều năm là do đặc thù nên quy trình phức tạp hơn so với dự án trong nước.

Đồng chí Phạm Hồng Quang - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư phát biểu giải trình.
Đồng chí Phạm Hồng Quang - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư phát biểu giải trình.

Còn đối với các chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững, do nhiều văn bản, trong khi điều hành chưa đồng bộ, kịp thời gây lúng túng trong quá trình xử lý. Bên cạnh đó, vốn trung hạn cho chương trình giao chậm hơn so với các nguồn vốn khác; nguồn lực của các ban dự án vừa thiếu vừa yếu cũng là nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chậm. Thời gian tới, với quyết tâm giải ngân đúng kế hoạch, Sở hối hợp cùng các Sở ngành liên quan đã làm việc với các chủ đầu tư đã có dự kiến chi tiết, theo đó, đến 31/12/2023 giải ngân 79,61%, đến 31/1/2024 giải ngân 95,42%. Đối với nguồn ngân sách địa phương, đến 31/12/2023 giải ngân đạt 91,12%, đến 31/1/2024 giải ngân đạt 99,69%; Đối với nguồn ngân sách Trung ương đến 31/12/2023 giải ngân đạt 74,9%, đến 31/1/2024 giải ngân đạt 93,66%. Số vốn Trung ương dự kiến không giải ngân hết từ nguồn Trung ương còn khoảng 250 tỷ đồng, trong đó chương trình MTQG khoảng 143 tỷ đồng, chương trình phục hồi còn khoảng 20 tỷ đồng. Hai nguồn này đều được Quốc hội cho phép kéo dài nên kế hoạch có thể đạt theo yêu cầu.

Tương tự, đối với nguồn Trung ương trong nước còn khoảng 35 tỷ đồng của 3 dự án bố trí vốn cũng thuộc đối tượng được kéo dài. Còn nguồn vốn nước ngoài còn 51 tỷ đồng nhưng được bố trí theo Hiệp định nên cũng được Chính phủ cho phép kéo dài.

Đối với nguồn vốn từ năm 2022 kéo sang năm 2023, dự kiến đến 31/12/2023 sẽ giải ngân 88 tỷ đồng, số vốn dư còn lại không giải ngân hết khoảng 180 tỷ đồng, trong đó 120 tỷ đồng của chương trình MTQG cũng được Quốc hội cho phép kéo dài.

Sự kiện liên quan

    Xem thêm sự kiện