Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dòng họ Đặng ở làng Lương Điền ( nay là xã Thanh Xuân) đã có hơn 10 người con tham gia các phong trào yêu nước, cách mạng. Trong đó có 4 người nổi tiếng gồm: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Đặng Thái Mai và Đặng Thị Quỳnh Anh. Đặng Nguyên Cẩn sinh năm 1866 và mất 1923. Năm 1895, ông đậu Phó bảng, được làm việc tại Quốc sử quán kinh thành Huế. Năm 1907, triều đình điều ông làm đốc học tỉnh Bình Thuận. Năm 1908 do hoạt động ủng hộ phong trào chống thuế ở Trung Kỳ ông bị kết án 13 năm tù khổ sai đầy đi Côn Đảo. Đặng Thúc Hứa (là em ruột Đặng Nguyên Cẩn), sinh năm 1870 mất năm 1931. Năm 1905, Đặng Thúc Hứa tham gia Duy Tân và được giao phụ trách việc quyên góp kinh phí cho thanh niên Đông Du. Năm 1908 ông sang Trung Quốc và được Phan Bội Châu giao nhiệm vụ sang Nhật mua súng chuyển về nước để ủng hộ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Sau ngày thành lập đảng ông trở thành Đảng viên Cộng sản.
Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và lãnh đạo huyện Thanh Chương trực tiếp trao Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia nhà thờ Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa. |
Phát huy truyền thống, trong thời kỳ hội nhập và phát triển dòng tộc họ Đặng đã sinh ra nhiều người con ưu tú, trên nhiều lĩnh vực, trở thành niềm tự hào của cả dòng tộc và quê hương, đất nước. Xét công lao to lớn của các tiền nhân và việc gìn giữ bảo tồn di tích của con cháu ngày 7/1/2020 Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận nhà thờ Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin