Trong toàn bộ diện tích ruộng của 2 bản Na Hiêng và Bản Công có tới 5 điểm sạt lún. Cụ thể: điểm thứ nhất, tại ruộng gia đình ông Lương Tiến Cẩn, ở bản Na Hiêng, hố có chiều rộng 5 mét , độ sâu khoảng 2,5m -3 m. Điểm thứ 2 là tại ruộng gia đình ông Lê Văn Thanh, bản Na Hiêng, hố có chiều rộng 3 mét, độ sâu 2 mét. Điểm 3 tại ruộng gia đình ông Lê Văn Thanh bản Na Hiêng, hố có chiều rộng 1,5 mét, độ sâu 1,5 mét. Điểm 4 t ại cửa Hang bò Cung xuất hiên một hố chiều rộng 7 mét sâu 1,5 mét. Điểm 5 tại ruộng Na Tong bản Công xuất hiện 3 hố, mỗi hố có chiều rộng khoảng 1,5-2 mét, chiều sâu khoảng 2cm.
Cùng với hiện tượng sạt lún đất ruộng, trên địa bàn xã còn xẩy ra tình trạng giếng nước của các hộ dân trong vùng bị cạn kiệt. Tính đến ngày 2/4/2021, toàn xã Châu Hồng có 153 giếng nước của các hộ gia đình bị khô kiệt. Trong đó, bản Na Hiêng có 109 giếng/140 hộ dân bị khô kiệt; Bản Ná Noong có 23 giếng; bản Công 24 giếng. Hiện, tượng sạt lún đất ruộng và nguồn nước giếng cạn kiệt đã gây hoang mang cho bà con nhân dân.
Theo phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, sự cố sạt lún đất ruộng và cạn kiệt nguồn nước từ trước đến nay chưa hề xẩy ra. Đây là hiện tượng rất bất bình thường. Tuy nhiên, theo ý kiến người dân và chính quyền địa phương thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc khai thác quặng thiếc của các doanh nghiệp.... Hiện tại, trên địa bàn xã Châu Hồng có rất nhiều doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản như đá, quặng thiếc (có 02 hang ngầm thoát nước; phía dưới 2 bản và cánh đồng lúa nước là điểm khai thác khoáng sản dưới lòng đất của 2 doanh nghiệp đóng trên địa bàn hiện đang hoạt động).
Trước thực trạng đó, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn đi kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng phương án khắc phục.
Lãnh đạo huyện Quỳ Hợp đã yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến để chủ động xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đồng thời giao các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm mời các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực địa chất khảo sát, nghiên cứu khẩn trương có kết luận cụ thể, xây dựng được bản đồ vùng nguy hiểm, chỉ rõ các điểm nguy hiểm và an toàn để ổn định dân cư, tiếp tục sản xuất và xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước mắt, cần triển khai phương án thi công đường ống dẫn nước để cung cấp nguồn nước sinh hoạt đảm bảo cho bà con; hướng dẫn người dân tiếp tục sản xuất trên diện tích của xóm, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyển, cảnh báo, khoanh vùng những điểm sụt và có các phương án để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin