Đồng bào dân tộc Thổ khôi phục, giữ gìn và phát huy truyền thống nghề nấu rượu men lá. |
Để phát triển các sản phẩm OCOP, UBND huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng trực tiếp tư vấn hướng dẫn việc áp dụng thực hiện chương trình OCOP, tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ thiết kế nhãn mác, in ấn tem nhãn mác bao bì và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ưu tiên hoàn thiện, chuẩn hóa các sản phẩm đã có và tiếp tục nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mới tại các địa phương trong huyện. Năm 2020, huyện Tân Kỳ có thêm 4 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh, bao gồm rượu men lá Tân Hợp, rượu cần Tiên Đồng, mật mía xã Tân Hương và mật ong nội xã Nghĩa Bình, trong đó có 3 sản phẩm do hội viên phụ nữ làm chủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tham quan gian hàng trưng bày của huyện Tân Kỳ có các sản phẩm đăng ký xây dựng đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2020, trong đó có mật mía. (Tư liệu) |
Những sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do chị em phụ nữ huyện Tân Kỳ tâm huyết thực hiện đã khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường, tạo cơ hội để liên kết, xây dựng hợp tác xã sản xuất ra sản phẩm hàng hóa tập trung. Quan trọng hơn, sản phẩm OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình hội viên phụ nữ vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp sức tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới tại mỗi bản làng, địa phương.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin