Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều đã tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, quản lý đê điều. Đối với Luật Phòng, chống thiên tai, Luật đã xác định lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong công tác ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả sau thiên tai cần bổ sung, xác định lực lượng xung kích phòng chống thiên tai với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức, đoàn thể khác ở địa phương.
Toàn cảnh hội nghị. |
Tuy nhiên, trong số các lực lượng này, cần phải có lực lượng chủ trì để xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng tham gia. Đối với Luật đê điều việc sửa đổi quy định về cấp phép, hoạt động liên quan đến đê điều, việc bổ sung hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ Đê điều cần phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT để đảm bảo an toàn đối với các tuyến đê cấp I, cấp II, cấp III, cấp đặc biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất, một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép phép quy định tại Điều 25 Luật Đê điều.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin