Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền và Hoàng Viết Đường chủ trì kỳ họp.
Đồng chí Hoàng Viết Đường điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. |
Dự phiên chất vấn có các đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành, thị xã.
Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Tám giải trình các nội dung mà HĐND tỉnh chất vấn. |
Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Tám đã báo cáo tóm tắt giải trình các nội dung mà HĐND tỉnh chất vấn. Bao gồm việc thực hiện kết luận chất vấn tại kỳ họp thứ 6 – HĐND tỉnh về công tác bàn giao quản lý lưới điện hạ áp nông thôn và hoàn trả kinh phí đầu tư ban đầu còn chậm; hạ tầng lưới điện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp, gây mất an toàn; tình trạng điện sinh hoạt yếu, giá bán điện một số nơi còn bất cập ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh của nhân dân. Thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới?
Các đại biểu tham dự kỳ họp. |
Về giải pháp thời gian tới, ông Hoàng Văn Tám cho biết Công ty Điện lực Nghệ An tiếp tục tập trung đầu tư vào phát triển lưới điện nông thôn, đồng thời tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp, cải tạo lưới điện. Trong năm 2020, kế hoạch đầu tư xây dựng 367 tỷ đồng chủ yếu cải tạo lưới hạ áp nông thôn. Nguồn sửa chữa lớn giao đầu năm 81,15 tỷ ưu tiên đầu tư sửa chữa lưới hạ thế, sửa chữa thường xuyên hơn 20 tỷ đồng tập trung vào lưới nông thôn. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 nguồn vốn ODA chính phủ Nhật tài trợ sẽ đầu tư cải tạo lưới điện cho một số khu vực trọng điểm, lưới điện hạ áp nông thôn sẽ dần được cải tạo vận hành ổn định.
Công nhân ngành Điện thường xuyên kiểm tra lưới điện ở các vùng nông thôn. (Tư liệu) |
Chậm bàn giao lưới điện nông thôn - Trách nhiệm thuộc về ai?
Tại phiên chất vất, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý của ngành điện. Đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh ngày 19/7/2018, Sở Công thương và ngành điện lực trả lời sẽ làm việc với Tổng công ty điện lực miền Bắc để hoàn trả tiền bàn giao điện lưới nông thôn. Đến thời điểm này đã thực hiện đến đâu?
Đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) chất vấn về tiến độ hoàn trả tiền bàn giao điện lưới nông thôn. đn thời điểm này đã thực hiện đến đâu? |
Theo bà An Phong, tại huyện Nghi Lộc, ngành điện lực nhận bàn giao quản lý lưới điện tại 23 xã nhưng chỉ có 3 xã được bàn giao hoàn trả tiền lưới điện hạ áp nông thôn nhưng đến nay cả 3 xã vẫn chưa được nhận tiền. Với vai trò và trách nhiệm của mình, trong thời gian tới sẽ tham mưu như thế nào để hoàn trả tiền cho người dân, thời gian hoàn trả như thế nào?
Giải trình vấn đề này, người đứng đầu Sở Công thương giải trình việc tháo gỡ Thông tư 32, ngay sau kỳ họp thứ 6, Sở Công thương đã phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tải nội dung này lên nghị trường Quốc hội, Quốc hội đã chuyển các kiến nghị đến Bộ Công thương và Bộ Tài chính giải quyết. tuy nhiên, Bộ Công thương đã trả lời việc sửa đổi Thông tư 32 không được sửa đổi vì thực hiện theo quy định của Luật.
Liên quan đến vấn đề đại biểu Lô Thị Kim Ngân (Quế Phong) phản ánh tình trạng chủ đầu tư các khu chung cư vi phạm giá bán điện thời gian qua, cụ thể chưa được cấp phép bán điện. Trước tình trạng này, ngành đã rà soát, kiểm tra được bao nhiêu chủ đầu tư vi phạm? Tỷ lệ chủ đầu tư vi phạm chiếm bao nhiêu phần trăm so với chủ đầu tư đủ điều kiện kinh doanh điện? ông Hoàng Văn Tám giải trình sau phiên chất tại kỳ họp thứ 6,sở đã tham mưu thành lập đoàn liên ngành cấp tỉnh, đồng thời yêu cầu các huyện, thành, thị thành lập Đoàn liên ngành đi kiểm tra để đi xử lý các vi phạm. Qua kiểm tra, các đơn vị khu chung cư trên địa bàn TP đang có tình trạng vận dụng Luật bất động sản cho phép các đơn vị quản lý chung cư thu thêm phần trăm khi sử dụng điện và các hộ sử dụng điện cũng đồng thuận. Tuy nhiên, ngành Công thương cũng đã nhắc nhở vấn đề này.
Ông Bành Hồng Hiền - Giám đốc công ty Điện lực Nghệ An giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu. |
Xung quanh vấn đề này, ông Bành Hồng Hiển - Giám đốc công ty Điện lực Nghệ An cũng đã có 1 số giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu: Thực hiện Thông tư 32, trong 3 năm liền việc hoàn trả lưới điện nông thôn gặp nhiều vướng mắc không thực hiện được. Do không thể sửa đổi nội dung của Thông tư, ngành điện đã chuyển hướng làm việc với Công ty Điện lực miền Bắc. Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã có 60 xã được hoàn thành hồ sơ hoàn trả, trong đó có 17 xã hoàn thành việc hoàn trả. Trong năm 2019 còn 43 xã đang chờ phê duyệt để nhận tiền.
Về việc tiếp nhận tài sản lưới điện nông thôn, vẫn còn 28 xã chưa hoàn thành việc bàn giao. Vì vậy, ngành điện mong muốn các địa phương đôn đốc các xã chưa có hồ sơ cho ngành điện theo nguyên tắc tăng giảm vốn.
Bất cập trong thực hiện nguyên tắc tăng giảm vốn
“Để khắc phục tình trạng lưới điện xuống cấp ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là khu vực miền núi, ông cho biết Sở đã có giải pháp khắc phục? ”, đại biểu Lô Thị Kim Ngân hỏi thêm. Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Tám cho biết, để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, sở đã tham mưu UBND tỉnh và kiện toàn BCĐ hành lang AT cấp tỉnh và chỉ đao các huyện, thành thị thành lập BCĐ hành lang an toàn. Theo ông Tám, điều này rất quan trọng nhằm bảo đảm an toàn tổn thất tại các công trình lưới điện ở các địa phương.
Toàn cảnh kỳ họp. |
Về vấn đề đại biểu Lô Thị Kim Ngân nêu một số địa phương chưa có điện khi nào sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia? Ông Bành Hồng Hiền - Giám đốc công ty điện lực Nghệ An cũng lý giải hiện nay Bộ Công thương đã phân bổ vốn cho EVN và EVN đã phân bổ cho Nghệ An 50 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Dự án này đã chuyển giao cho Nghệ An quản lý và sẽ triển khai thi công vào tháng 10/2020, sẽ cấp điện cho 40 bản khu vực lòng hồ Bản Vẽ huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Còn lại 150 thôn, bản phải chuyển sang giai đoạn 2020-2025.
Đại biểu Lô Thị Kim Ngân chất vấn để khắc phục tình trạng lưới điện xuống cấp ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là khu vực miền núi, Sở đã có giải pháp khắc phục như thế nào? |
Liên quan đến băn khoăn của đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) toàn tỉnh có 60 xã được hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn. Số xã bàn giao theo nguyên tắc tăng giảm vốn rất lớn, không đảm bảo công bằng cho người dân, ngành có giải pháp gì để tháo gỡ? Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở Công thương cho biết việc bàn giao tài sản tăng giảm vốn được thực hiện theo Thông tư 06/2010 của Liên Bộ: Công thương - Tài chính, một số thực hiện theo Thông tư 32/2013 của Liên Bộ: Công thương - Tài chính. Việc bàn giao này không có trong dự án mà thực hiện chủ trương chung của Quốc hội, Chính phủ nên đến nay chưa có giải pháp giải quyết triệt để vướng mắc này. Sau khi Bộ Công thương ban hành Thông tư 25, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn hướng dẫn các đối tượng thực hiện. Năm 2019, đơn vị đã thành lập đoàn đi kiểm tra 1 lần. Năm 2020 do hưởng dịch Covid-19 chưa đi kiểm tra được, vì vậy thời gian tới sẽ đẩy mạnh các đoàn đi kiểm tra để thực hiện đúng quy định, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Hạ tầng điện xuống cấp, mất an toàn
Giải trình vấn đề đại biểu Hoàng Thành Bình phản ánh tình trạng các nhà mạng: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, truyền hình cáp đi dây theo lưới điện hạ áp tại các khu dân cư dẫn đến tình trạng quá tải. Đáng lưu ý, các dây cáp bị đứt, hỏng, các nhà mạng, Giám đốc Sở Công thương trao đổi hạ tầng dùng chung các nhà mạng và các hạ tầng điện lực là vấn đề không chỉ riêng thành phố Vinh hiện nay mà là của các đô thị lớn hiện nay. Vấn đề này, các cơ quan quản lý Nhà nước đang tập trung để xử lý, ngành cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sử dụng hạ tầng dùng chung đúng quy định.
Liên quan việc sử dụng hạ tầng dùng chung của điện lực, đại diện ngành điện cho biết đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Từ năm 2014 thực hiện chủ trương chỉnh trang hạ tầng mạng của UBND tỉnh, ngành điện đã tiến hành bó gọn chỉnh trang cáp viễn thông tại các tuyến phó chính của TP Vinh và 1 số tuyến huyện. Tuy nhiên, quá trình chỉnh trang còn rất hạn chế, về phía ngành xin tiếp thu ý kiến đại biểu nêu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phan Thị Thanh Thuỷ (TX Thái Hòa) tại kỳ họp HĐND tỉnh thứ 6 - năm 2018 , đại biểu đã có câu hỏi chất vấn về việc bàn giao lưới điện, trong đó công trường Nông trường Nông Hiếu (thị xã Thái Hoà) và ngành điện. Tuy nhiên đến thời điểm này nông trường vẫn chưa được giải quyết vấn đề quyền lợi, hướng giải quyết vấn đề này như thế nào? Một vấn đề khác, trên địa bàn thị xã Thái hoà hiện có 316 cột điện ở 3 xã không đảm bảo chất lượng, gây mất an toàn cho người dân; Điện sinh hoạt một số xã còn yếu. Đại biểu đề nghị ngành có giải pháp khắc phục thực trạng này? người đứng đầu Sở Công thương cho biết: toàn tỉnh có 316 cột điện mất an toàn đã được điện lực quan tâm, xem xét xử lý. Tuy nhiên có những cột điện hình thức phản cảm nhưng qua kiểm tra kỹ thuật vẫn phải chờ đưa vào kế hoạch sửa chữa.
Các đại biểu tham dự kỳ họp. |
Đại biểu Nguyễn Tử Phương bày tỏ thắc mắc về việc triển khai Thông tư 25/2018 sửa đổi một số điều của Thông tư 16 của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho công nhân, sinh viên ở các khu trọ được hưởng ưu đãi về giá điện. Bên cạnh đó, ngành có các giải pháp gì để xử lý các trường hợp vi phạm về giá điện tại các khu trọ? Về câu hỏi này, ông Hoàng Văn Tám giải trình các đối tượng ở trọ có đăng ký tạm trú trên 12 tháng được ưu tiên theo giá điện quy định trong Thông tư. Hoặc các khu chung cư, đô thị tách hợp đồng với ngành điện, giá điện sinh hoạt sẽ được áp dụng theo Thông tư 25.
Ông Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên chất vấn ngành Công thương. |
Kết luận nội dung chất vấn của ngành Sở Công thương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường đánh giá báo cáo giải trình của Giám đốc sở Công thương cơ bản đầy đủ, những việc thực hiện được, những việc còn tồn tại và đưa ra các giải pháp trong thời gian tới. Tại phiên chất vấn có 7 đại biểu tham gia hỏi đã được Giám đốc Sở Công thương và Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, có một số nội dung đề nghị UBND tỉnh và các đơn vị liên quan quan tâm thêm. Trong đó, việc bàn giao lưới điện nông thôn và hoàn trả chi phí ban đầu còn chậm; một số hạ tầng điện xuống cấp, mất an toàn;…
Về kết quả thực hiện chất vấn: UBND tỉnh, Sở công thương, điện lực và các đơn vị liên quan, chủ đầu tư, địa pưhơng đã tập trung lãnh đạo, phối hợp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận nội dung chất vất tại kỳ họp thứ 6 của HĐND tỉnh, tổ chức thực hiện từ tháng 7 năm 2018 đến nay cơ bản đạt được nhiều kết quả tích cực.
Còn một số vướng mắc, khó khăn, HĐND tỉnh đề nghị ngành quan tâm, tháo gỡ. Thời gian tới, đề nghị UBND tỉnh làm việc với Tổng công ty điện lực Nghệ An và ngành điện lực Nghệ An đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hồ sơ và sớm hoàn trả vốn cho chủ tài sản các đơn vị đã bàn giao hạ tầng cho ngành điện. Đồng thời, xử lý các vướng mắc bất cập trong hoàn trả các loại vốn; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công thương, các sở ngành liên quan, chính quyền địa phương đôn đốc các chủ cơ sở lưới điện đã bàn giao hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt. Trường hợp vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ cần có kiểm tra thực tế và có phương án thống nhất tháo gỡ khó khăn; UBND tỉnh lầm việc với tổng công ty điện lực miền Bắc và Nghệ An quan tâm bố trí vốn đầu tư nâng cấp đường dây, lưới điện nông thôn đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng điện cung cấp cho người tiêu dùng.
HĐND tỉnh cũng đề nghị Điện lực Nghệ An quan tâm xây dựng tiến độ thực hiện công tác bán điện đến người tiêu dùng, hạn chế bán điện qua công trình phụ, trung gian, nhằm đảm bảo quyền lợi người dân, giá bán điện đúng quy định; Sở Công thương thực hiện nghiêm túc lộ trình, thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý hạ tầng lưới điện, giá điện, ý kiến người tiêu dùng, trách nhiệm của các tổ chức quản lý điện, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm về trách nhiệm của đơn vị cung ứng điện cũng như người tiêu dùng; Ngành điện lực Nghệ An rà soát lại phạm vi vùng quản lý giữa đơn vị cung ứng điện của địa phương và người tiêu dùng, nhiều ý kiến đề nghị xem xét vùng giáp ranh giữa các huyện, xã, chất lượng điện và giá điện còn nhiều bất cập.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin