Thời sự - Chính trị

Nâng cao công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường

12:55, 07/12/2023

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 17 – HĐND tỉnh khóa 18, sáng 7/12, các đại biểu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ông Hoàng Quốc Việt, Giám đốc Sở TN&MT đăng đàn giải trình nội dung “Công tác quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh và các Tổng đội thanh niên xung phong. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng đất trong thời gian tới”.

Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Các đồng chí chủ trì kỳ họp.
Các đồng chí chủ trì kỳ họp.

Dự phiên chất vấn có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đại biểu HĐND tỉnh.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hoàng Quốc Việt báo cáo tại kỳ họp.
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hoàng Quốc Việt trả lời chất vấn.

Liên quan đến “Công tác quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh và các Tổng đội thanh niên xung phong. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng đất trong thời gian tới” đã có 12 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn ông Hoàng Quốc Việt, Giám đốc Sở TNMT và một số Sở ngành liên quan.

Đại biểu Trần Hồng Sơn (huyện Kỳ Sơn) đặt câu hỏi đến Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường
Đại biểu Trần Hồng Sơn (huyện Kỳ Sơn) đặt câu hỏi đến Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường.

Đại biểu Trần Hồng Sơn (Kỳ Sơn) đặt câu hỏi đến Giám đốc Sở TN&MT:  Đề nghị cho biết thực trạng chồng lấn đất sản xuất nông lâm nghiệp, đất ở của người dân với đất của các công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng của các Tổng đội TNXP đang quản lý trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch tỉnh Nghệ An được duyệt đã bóc tách hết các diện tích chồng lấn, giải quyết các tồn tại trong quy hoạch các loại rừng chưa? Giải pháp trong thời gian tới như thế nào?

Kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho người dân thời gian qua? Kết quả giao đất cấp giấy chứng nhận cho người dân sử dụng đất với quỹ đất thu hồi của các công ty nông lâm nghiệp giao cho địa phương thời gian qua còn chậm. Làm rõ những nguyên nhân vướng mắc, trách nhiệm, lộ trình giải quyết trong thời gian tới?

Đại biểu Vi Văn Quý (huyện Quỳ Hợp) đặt câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Vi Văn Quý (huyện Quỳ Hợp) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Vi Văn Quý (Quỳ Hợp) nêu câu hỏi: Tại lâm trường tổng hợp thuộc Công ty Sông Hiếu đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp giữa người dân và các công ty nông lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Sở đã tham mưu giải quyết vấn đề này như thế nào? 

Đại biểu Trần Đình Toàn (huyện Đô Lương) đặt câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Trần Đình Toàn (huyện Đô Lương) đặt câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Trần Đình Toàn (Đô Lương) đề nghị Cục trưởng Cục thuế cho biết thêm về tình hình kết quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước của các nông lâm trường, các tổng đội TNXP, các công ty nông lâm nghiệp trong 2 năm vừa qua. Đánh giá như thế nào về trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính của các đơn vị này với nhà nước và giải pháp trong thời gian tới? 

Giải pháp của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh tra kiểm tra cũng như giải quyết các tranh chấp khiếu kiện trong công tác quản lý đất đai của các nông lâm trường, các công ty nông lâm nghiệp trong thời gian tới?

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt trả lời chất vấn của các đại biểu.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, ông Hoàng Quốc Việt, Giám đốc Sở TNMT cho biết, thực trạng chồng lấn đất sản xuất, đất ở của nhân dân trên đất các tổng đội, công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng ... Các tổng đội, công ty nông lâm nghiệp ra đời sớm. Thời điểm đó các quy định về luật chưa chặt chẽ, tình trạng đất đai còn sơ sài, chủ yếu ghi vào các quyết định thành lập, chưa đo đạc được nhiều. Trong đó vẫn có sự chồng lấn đất của nhân dân. Qua rà soát thu hồi, có diện tích lớn của các hộ gia đình cá nhân đã ở, sản xuất trên đó. Sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, rà soát lại để  có phần nào trước thành lập BQL rừng phòng hộ, đặc dụng, tổng đội, công ty nông lâm nghiệp để bóc tách cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân, kể cả đất ở, kể cả đất sản xuất. Nếu đã giao đất cho các công ty nông lâm nghiệp, tổng đội giao đất trái thẩm quyền cho các hộ ở trên đó, Sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích đất này để bàn giao cho địa phương cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân theo tinh thần NĐ43 của CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai cũng giống với NĐ118. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi chấn vấn.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự phiên chấn vấn.

Còn đối với những hộ tự ý lấn chiếm xây dựng sau ngày 1/7/2014, giao cho công ty giống chính quyền địa phương để xử lý trả lại như tình trạng ban đầu theo quy định trong Luật Đất đai. 

Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, không thể quy định bóc tách cụ thể những trường hợp này. Bởi quy hoạch chỉ những vấn đề chung, tổng thể. Sở NN&PTNT sẽ tham mưu rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, cũng giống như UBND các huyện rà soát để điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030 và đã được UBND tỉnh phê duyệt để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế trước khi quyết định điều chỉnh lại đất của các công ty nông lâm nghiệp, các ban của các tổng đội.

Các đại biểu dự kỳ họp.
Các đại biểu dự kỳ họp.

Về đề án giao rừng gắn gới giao đất theo QĐ4213 ngày 20/9/2018 của UBND do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư để triển khai. Vừa rồi cũng đã hết thời hạn triển khai đề án nhưng đã được UBND tỉnh phê huyệt gia hạn đề án

Cụ thể kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, tổng diện tích đã giao cho tỉnh đến năm 2023 đạt 69,12% so với diện tích được duyệt theo đề án. Tổng số hộ gia đình đã được giao rừng gắn với đất lâm nghiệp giai đoạn 2018 - 2022 là 22.901 hộ/tổng số diện tích trên 98.948ha (đạt 37,2%)/tiếp nhận 13.458 hồ sơ (đã xử lý và trả kểt quả cho 12.179 hồ sơ, chiếm 90,36%; hồ sơ đang xử lý trong thời hạn là 737 hồ sơ, chiếm 57,42%). Hiện Sở NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị tư vấn để tập trung đẩy nhanh tiến độ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp.

Các đại biểu dự phiên họp.
Các đại biểu dự phiên họp.

Trả lời đại biểu Quý, thời gian qua trên địa bàn Quỳ Hợp, nông trường Đồng Hợp thuộc Công ty Sông Hiếu để xảy ra tranh chấp đất. Trên cở sở chỉ đạo của BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở đã tiếp nhận kiểm tra để rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý. Theo đó, Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu được thành lập và sử dụng đất từ năm 1965. Đến năm 2003 được công nhận quyền sử dụng đất. Đối với các hộ dân đề nghị cấp giấy đối với diện tích đã ký nhận giao khoán với Lâm trường thì không đủ điều kiện để công nhận. Các hồ sơ, giấy tờ đều thể hiện đất thuộc sở hữu của Công ty. Sở đã tham mưu cho Chủ tịch UBND 51 báo cáo, trả lời 51 văn bản đến các hồ dân tại xã Đồng Hợp và Tam Hợp, Quỳ Hợp. Sở cũng chỉ đạo văn phòng đăng ký đất đai chủ trì cùng UBND huyện Quỳ Hợp, xã Đồng Hợp và các thành viên liên quan thực hiện đo đạc lại bản đồ địa chính khu vực đất lâm nghiệp xóm bãi chè. Hiện việc đo đạc đã hoàn thành và bàn giao cho UBND xã để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định.

Toàn cảnh phiên chất vấn sáng 7/12
Toàn cảnh phiên chất vấn sáng 7/12

Sở cũng thành lập tổ kiểm tra rà soát lại quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lâm trường Đồng Hợp năm 2003. Trên cơ sở kiểm tra, việc công nhận quyền sử dụng đất cho Công ty là đúng quy định pháp luật thời điểm đó.

Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh thu hồi phần diện tích do Lâm trường Đồng Hợp với diện tích 762ha để bàn giao cho địa phương quản lý sử sụng theo phương án giao cho nhân dân sản xuất; Tổ chức tuyên truyền giải thích cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Về câu hỏi đại biểu Toàn nêu, ông Hoàng Quốc Việt trả lời Sở TN&MT được UBND tỉnh giao quyết nhiều đơn thư, trong khi nguồn nhân lực có hạn, việc thực hiện thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đối với nông lâm trường Sở chưa làm được. Sở đang chủ yếu tập trung giải quyết đơn thư khiếu kiện, tranh chấp đất đai. 

Thời gian tới, Sở cũng sẽ tập trung thực hiện thanh tra kiểm tra một số công ty có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật trong sử dụng đất.

Đại diện Cục thuế Tỉnh giải trình làm rõ câu hỏi của đại biểu
Đại diện Cục thuế Tỉnh giải trình làm rõ câu hỏi của đại biểu

Làm rõ thêm câu hỏi của đại biểu, đại diện Cục thuế tỉnh cho biết: Khoản thu liên quan đất đai tại các nông lâm trường hiện đang khó khăn. Cơ quan thuế hiện mới chỉ thu được hần sử dụng đất liene quan đến các nông lâm trường sử dụng.

Liên quan nội dung này, ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Trước năm 2004, khi Chính phủ ban hành NĐ170 và NĐ200, đến năm 2014 Chính phủ ban hành NĐ118. Trước năm 2004 có 37 lâm nông trườnng, sau sắp xếp theo NĐ118, Nghệ An còn 11 lâm nông trường, trong đó có 4 công ty lâm trường và 7 công ty nông nghiệp. Trước đó quản lý sử dụng 421.000ha, bàn giao trên giấy tờ là trên 500.000ha, sau sắp xêp theo NĐ118 hiện các công ty nông lâm nghiệp đang sử dụng 78.000ha. Trong đề án Chính phủ phê duyệt còn 2.000ha phải tiếp tục giao.

Lãnh đạo các Sở, ngành dự phiên họp.
Lãnh đạo các Sở, ngành dự phiên họp.

Trong quá trình sắp xếp đổi mới thực chất có tính hiệu quả, các công ty đã giải quyết vấn đề nợ đọng, chế độ chính sách cho cán bộ viên chức, người lao động; công tác quản lý tốt hơn. Vì các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên Sở chỉ quản lý mặt chuyên môn hướng dẫn những biện pháp lâm sinh sản xuất, thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên trên cơ sở phản ánh của báo chí, năm 2019, Sở đã tổ chức thanh kiểm tra xem có hiện tượng khoán trắng, phát canh... hay không. Kết quả thấy nhiều đơn vị khoán trong nội bộ 5%, khoán ngoài 6% và các chi phí này khoán theo NĐ135 và NĐ168 của CP theo đúng quy đinh. Các chi phí khoán sử dụng làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, hướng dẫn kỹ thuật. 

Trong thời gian qua, các đơn vị nông lâm nghiệp cũng đã tiến hành thu hút đầu tư. Thời gian tới Sở sẽ tăng cường thanh kiểm tra, rà soát để đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng NQ39 của Bộ Chính trị và các quy định đã ban hành.
Liên quan công tác giải thể, bàn giao đất rừng thuộc tổng độ TNXP, Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Lương cho biết thêm: Từ 1986 đến nay Nghệ An hình thành 12 tỉnh đội, trong đó có 10 tổng đội do Tỉnh đoàn quản lý. Hiện còn  6 tổng đội chia làm 2 nhóm: các tổng đội đang thực hiện quy trình để tiến hành giải thể, bàn giao lại theo phương án phê duyệt của UBND tỉnh gồm Tổng đội 2 và 3; Chuyển giao đất rừng phòng hộ, sản xuất và giao khoán cho các đội viên về cho địa phương quản lý. Lộ trình này dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Liên quan đến các nhiệm vụ này, Tỉnh đoàn có một số nhiệm vụ cần giải quyết. Trong đó, việc tích đo cần có thời gian và kinh phí, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở chuyên môn (TNMT, NN, Tài chính) để tránh kéo dài; đất tổng đội khi thành lập cũng chỉ dựa vào hồ sơ Lâm nghiệp, chưa có hồ sơ kỹ thuật, tích đo và cắm mốc nên thời gian và kinh phí để thực hiện sẽ khó khăn. Vì vậy thời gian tới đề xuất các tổng đội TNXP còn lại sẽ rà soát toàn bộ thực hiện khâu thiết kế kỹ thuật và tích đo để khi nhà nước thu hồi bàn giao lại cho địa phương.

Ngoài ra cũng có các câu hỏi được đặt ra cho ngành nông nghiệp, thuế, tài chính liên quan đến quản lí hoạt động của các nông lâm trường, tổng đội TNXP sau sắp xếp. Cụ thể như nghĩa vụ tài chính của các đơn vị chủ đất và kinh phí thực hiện việc đo đạc, trích lục đo vẽ bản đồ cho các địa phương.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu kết luận phiên chất vấn.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu kết luận phiên chất vấn.

Kết thúc phần chất vấn về nội dung này, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quí ghi nhận các đại biểu đã đặt thẳng câu hỏi vào nội dung chất vấn. Phần trả lời của Giám đốc Sở TN&MT cũng giải đáp được các câu hỏi và thể hiện được trách nhiệm. Chủ tịch HĐND tỉnh cũng nhấn mạnh 5 tồn tại và 5 giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh và các Tổng đội thanh niên xung phong. Trong đó phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức rà soát lại một cách tổng thể, tiếp tục sắp xếp để phát huy hiệu quả đất đai; Cân đối bố trí và tranh thủ nguồn lực trung ương trong hoàn thiện các thủ tục pháp lí; Các ngành, địa phương phải rà soát các khó khăn và phân rõ thẩm quyền trách nhiệm để có hướng xử lí; Phải công tâm, khách quan, minh bạch trong quá trình xử lí và tập trung giải quyết dứt điểm các vi phạm. Đặc biệt, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh báo cáo chuyên đề hàng năm về tiến độ xử lí vấn đề này.

Qua đường dây điện thoại trực tuyến, sáng nay, kỳ họp cũng đã nhận được  12 lượt ý kiến của cử tri phản ánh  về các lĩnh vực: Lĩnh vực quản lý đất đai, môi trường, xây dựng, Giao thông, đô thị; nội vụ, chế độ, chính sách; tài chính, đầu tư công.

 

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện