Doanh nghiệp tự giới thiệu

4 lí do nên tránh khi từ chối công việc

11:09, 05/05/2023
“Lời nói không mất tiền mua”, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng nguồn “tài nguyên” đó một cách hợp lý, hữu ích. Lời nói và cách ứng xử chính là một trong những thước đo về phẩm chất, tính cách và thái độ của bạn. Nếu đã vượt qua được vòng phỏng vấn, khi từ chối công việc, bạn nên “lựa lời” thật khéo léo để không đánh mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Có rất nhiều “lí do chính đáng” để bạn đề cập đến, nhưng nhất định bạn nên tránh 4 lí do sau đây.

Lí do công ty nhỏ, không có thương hiệu

Có thể sau khi tìm hiểu các việc làm hàng đầu và trải qua quy trình phỏng vấn bạn nhận thấy công ty mình ứng tuyển có quy mô nhỏ, thương hiệu không lớn mạnh… và bạn muốn rút lui.

 

Tuy vậy nhưng bạn cũng không nên “thẳng thắn” nói về lí do này khi từ chối công việc. Một số ứng viên kém hiểu biết và thiếu khéo léo thường đề cập rằng “Tôi mong muốn được làm việc ở một đơn vị lớn mạnh, có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường…”. Đây thực sự là một sai lầm và có khi ứng viên phải “nhận trái đắng” cho sự nông cạn của mình.

Thực sự với mỗi doanh nghiệp dù lớn nhỏ cũng chứa đựng tâm sức gầy dựng của những người làm chủ và bạn cần trân trọng. Việc lấy lí do công ty nhỏ hay yếu kém thể hiện bạn là người tự cao tự đại, đạo đức kém. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đưa bạn vào “danh sách đen”.

Lí do bạn không đủ năng lực đảm nhận vị trí đó

Trước khi ứng tuyển, bạn đã tham khảo thông tin từ bảng mô tả tuyển dụng về yêu cầu học vấn, kỹ năng… Tuy nhiên khi đã được doanh nghiệp gửi lời mời nhận việc bạn cảm thấy không đủ tự tin để làm việc tốt hay sẽ thành công với vị trí đó. Bạn muốn từ chối.

Có thể bạn nghĩ rằng nêu lí do không đủ năng lực đảm nhận công việc là trung thực hay khiêm tốn. Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ không hoàn toàn tin điều này. Có thể họ cho rằng bạn đang “ngụy biện” để từ chối công việc. Hơn thế cách từ chối này vô tình làm bạn giảm đi “thương hiệu cá nhân” khi tự mình hạ thấp khả năng của bản thân.

Thay vào đó bạn có thể đề cập lí do như chưa phù hợp với mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bản thân hay bạn đang cần thời gian hoàn thiện một số kỹ năng để có thể trở nên ưu tú hơn.

Lí do bản thân không phù hợp với văn hóa công ty/ môi trường làm việc

Văn hóa công ty là một khái niệm rộng lớn liên quan đến các yếu tố như sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn, triết lí kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản và gọn hơn thì văn hóa công ty liên quan đến quy chuẩn giao tiếp ứng xử, hoạt động văn hóa, tinh thần… của nhân viên và lãnh đạo công ty.

 

 

Có thể bạn không muốn làm việc ở doanh nghiệp này. Tuy nhiên lí do từ chối không nên đề cập đến việc phù hợp hay không về văn hóa công ty. Bởi lẽ bạn chưa thực sự là một thành viên chính thức, chưa có thời gian trải nghiệm. Do đó không nên quá vội vàng đưa ra bất kì nhận định nào. Lí do này cũng được xem là thiếu tế nhị và gây mất thiện cảm từ nhà tuyển dụng với bạn.

Mức lương thấp

Nếu bạn nhận thấy mức lương mà công ty chi trả cho vị trí công việc quá thấp so với mặt bằng hoặc với mong muốn của bạn thì nên đàm phán thẳng với nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn. Còn với thư từ chối công việc thì bạn không nên lấy lí do cụ thể là mức lương thấp. Mỗi đơn vị tuyển dụng đều có mặt bằng lương cho từng vị trí, bạn nói lí do này không giải quyết được vấn đề, nhà tuyển dụng còn cho rằng bạn tham vọng, đòi hỏi mức lương cao khi chỉ mới bắt đầu.

 

 

Chưa kể khi tiếp nhận công việc, mức lương khởi đầu chưa phải là yếu tố quyết định. Có thể công việc đó có cơ hội phát triển bản thân và bạn sẽ còn được tăng theo lộ trình, thâm niên… Do đó lí do mức lương là quá nhạy cảm và bạn cần tránh đề cập.

Khi từ chối công việc, tốt nhất bạn nên soạn một bức thư với nội dung rõ ràng, chân thành. Trong thư bạn đừng quên bày tỏ sự trân trọng và biết ơn cơ hội này tuy nhiên vì một vài lí do cá nhân mà không thể nhận việc được. Cuối cùng bạn nên thể hiện tiếc nuối và mong muốn có cơ hội được làm việc cho nhà tuyển dụng trong tương lai. Không nên đưa ra các lí do tiêu cực như đã đề cập ở trên vì cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu khéo léo trong giao tiếp ứng xử của bạn. 

                                                                                                                                               Đặng Hảo

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện