Quỳnh Lưu thu hoạch cây nhang bài chuẩn bị nguyên liệu làm hương tết
Nhận thấy cây nhang bài có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, 2 năm nay gia đình chị Ngân Phị Phiên ở bản Bắc Thắng xã Miền núi Tân Thắng đã chuyển sag sản xuất cây dược liệu rể hương hay còn gọi là nhang bài. Trên 5 sào đất chị Phiên chia thành 5 vùng để trồng theo kiểu gối vụ. Có nghĩa là thu hoạch trà trước thì lấy nhánh cấy trà sau giúp giảm chi phí mua giống. Trung bình mỗi năm đất gia đình chị thu về hơn 1,5 tấn rể cây khô. Hai năm nay giá rể hương khô đạt từ 50 đến 55 nghìn đồng/kg, nên gia đình chị có thêm nguồn thu. Từ nay đến tết Nguyên đán gia đình chị còn 2 trà thu hoạch để chuẩn bị bán cho các cơ sở làm hương tết, tuy nhiên năm nay thời tiết khắc nghiệt, mưa muộn nên cây nhang xuất hiện nấm cháy lá. Hiện chị Phiên đang phải chú ý khâu chăm bón để bảo vệ diện tích cây nhang.
“Gia đình tôi trồng được 5 sào, giá cả hiện nay được 5.300đ/kg, chăm bón khi bắt đầu đẻ nhánh thì bón phân đạm, phân tổng hợp, làm cỏ chăm sóc rứa thôi. Nhưng cây nhang bài thì chưa có biện pháp để trị bệnh mầm cháy lá" - chị Phiên cho biết thêm.
Nhang bài là một trong những loại cây nguyên liệu xuất hiện tại huyện Quỳnh Lưu vào những năm 2009, được trồng tại các xã miền núi có nguồn đất đỏ ba zan như Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Châu, Quỳnh Tân. Đến nay sau 10 năm phát triển toàn huyện đã tăng tổng diện tích lên đến 450 ha, tương đương với sản lượng gần 25 tấn nguyên liệu khô/1 năm. Với giá trị kinh tế mang lại hiện nay huyện Quỳnh Lưu đang có chính sách khuyến khích mở rộng diện tích cây nhanh bài hoặc có thể trồng xem xanh giữa nhang bài với cây dứa để ổn định thị trường, tránh tình trạng được mùa dứa mất giá, trong khi cây rể hương đang có đầu ra ổn định, bảo quản dễ không lo hư hỏng.
“ Nhang hiện nay một số đang trồng, một số chăm bón và một số thu hoạch, nhang cũng là một cây chủ lực đối với người nông dân và giá cả ổn định" - chị Hồ Thị Minh, xóm trưởng xóm 1 Tiến Thành, xã Quỳnh Thắng trao đổi.
Cây nhang bài sau khi thu hoạch xong được người dân cắt lá, làm sạch đất cát rồi đem phơi khô để làm nguyên liệu chính trong sản xuất hương trầm. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho làng nghề hương trầm trong huyện thì một số đại lý trong vùng đứng ra thu gom rể hương rồi bao tiêu sản phẩm tại các tỉnh khác như Hà Nội, Hưng Yên. Hiện nay để nâng cao giá trị của cây dược liệu rể hương năm 2019 UBND huyện Quỳnh Lưu đang xây dựng, chuẩn bị hồ sơ trình UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng ghề hương trầm Quỳnh Thắng. Có như vậy mới chủ động khâu tiêu thụ nguyên liệu, đảm bảo được ổn định giá để bà con yên tâm sản xuất.
"Cây nhang bài hiện tại chủ yếu xuất bán ra ngoài, và hiện tại đảng ủy đang xúc tiến cùng với UBND huyện để trình UBND tỉnh công nhận làng nghề, về định hướng cho làng nghề vừa rồi huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ 5 cái máy sản xuất hương. Khi mà xây dựng thành công làng nghề thì cái nguyên liệu có tại chỗ thì sẽ giảm giá thành xuống và nâng giá trị cây nhang lên” - ông Lê Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng trao đổi.
Sản xuất cây nhanh lâu thuận lợi và ít tốn công hơn so với các loại cây như mía, dứa, sắn thậm chí cả cây cam quýt cho nên phù hợp với điều kiện của các hộ dân có ít vốn, ít nhân công. Đặc biệt đối với cây rể hương có một lợi thế là có thể phơi khô cất giữ được nhiều năm nên không lo tình trạng thu hoạch đại trà rớt giá, loay hoay tìm cách thiêu thụ như các loại giống cây ăn quả khác./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin