Thời sự - Chính trị

Chỉ định thầu là hạn chế trong đấu thầu

18:51, 07/11/2022
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 7/11, ĐBQH các tỉnh: Nghệ An, Tây Ninh, Phú Yên, thảo luận tại tổ về Dự án Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. 
Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ chiều 7/11.
Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ chiều 7/11.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Đấu thầu, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức; cắt bỏ một số thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt ở cấp trung gian không cần thiết.

Cho ý kiến về định thầu đối với “Gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo Nghị quyết của Quốc hội”, các đại biểu cho rằng ban soạn thảo cần đánh giá sâu, rộng, về quy định này để có quy định chặt chẽ, phải tuân thủ nghiêm quy định của Luật Đấu thầu vì mục tiêu bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

a
Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH Nghệ An nêu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH Nghệ An cho rằng, Luật Đấu thầu phải phân cấp phân quyền rõ hơn trong đấu thầu. Trong Điều 7 quy định về thông tin đấu thầu, thông tin phải được đăng tải trên mạng thông tin quốc gia và phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên theo Đại biểu Chung, "chỉ quy định bắt buộc ở cổng thông tin quốc gia" và Điều 17 cần có huỷ thầu khi không có đơn vị tham gia.

Bên cạnh đó, về giám sát, theo dõi trong hoạt động đấu thầu, đại biểu đề nghị cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội để đảm bảo tính minh bạch.

"Giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu do người có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo quá trình đấu thầu. Như vậy toàn bộ quá trình này do cơ quan Nhà nước chứ ko có sự tham gia của xã hội như MTTQ, hội đoàn thể. Đề nghị cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội để đảm bảo tính minh bạch”, Đại biểu Võ Thị Minh Sinh - Đoàn ĐBQH Nghệ An nêu ý kiến.

a
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh - Đoàn ĐBQH Nghệ An phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Tại phiên họp, cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH Nghệ An cho ý kiến trong Điều 51 Dự thảo Luật giá (sửa đổi). Theo đại biểu Trần Nhật Minh: Điều 51 dự thảo quy định nâng số lượng thẩm định viên từ 3 lên đến 5 người. Tuy nhiên, trong tờ trình vào báo cáo tác động chưa nêu rõ lý do nâng, những tác động tích cực tiêu cực cũng chưa có".

a
Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH Nghệ An cho ý kiến về Dự thảo Luật Giá (sửa đổi)

Theo các đại biểu, Luật Giá (sửa đổi) dự kiến sẽ kiện toàn các quy định và xử nghiêm sai phạm, loại trừ những "con sâu" trong hoạt động thẩm định giá...

Cũng trong phiên thảo luận, các đại biểu cho ý kiến về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu.

Nhóm PV

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện