Các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Dự phiên chất vấn có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các vị đại biểu HĐND tỉnh thuộc 21 tổ đại biểu và các đại biểu khách mời.
Toàn cảnh phiên chất vấn. |
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn ngành TN&MT, kỳ họp tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm nội dung: Giải pháp để phát triển du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)
Giám đốc các Sở: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch là những người trả lời chất vấn nội dung này.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du Lịch báo cáo tóm tắt giải trình về nội dung chất vấn. |
Báo cáo trình bày tại phiên họp, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định: Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Nghệ An đã sớm ban hành Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2030. Hằng năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển du lịch. Nhờ vậy, Du lịch Nghệ An thời gian qua đã có bước phát triển tích cực.
Các đại biểu dự phiên họp. |
Với những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, trong đó đã định vị một số sản phẩm du lịch có thế mạnh của Nghệ An như: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn; du lịch ẩm thực… Sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng không ngừng được nâng lên. Thị trường khách du lịch từng bước được mở rộng, nhất là thị trường khách nội địa. Hoạt động kinh doanh lữ hành có nhiều tiến bộ, thu hút được một số công ty lữ hành lớn trong nước mở chi nhánh tại Nghệ An.
Toàn cảnh phiên chất vấn |
Tuy nhiên, theo ông Cường thì bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Nghệ An vẫn còn gặp nhiều tồn tại, hạn chế: Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, đóng góp của du lịch vào GRDP còn ở mức khiêm tốn, mức chi tiêu của khách du lịch chưa cao, trong đó chi cho mua sắm và nhu cầu khác chiếm tỷ trọng thấp. Sản phẩm du lịch tuy đã cải thiện nhưng chưa tạo bước đột phá, chưa có sản phẩm tạo thương hiệu đặc trưng cho du lịch Nghệ An; Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh với các dự án tầm cỡ, dịch vụ độc đáo, cao cấp để thu hút đối tượng khách có mức chi tiêu cao, đem lại nguồn thu lớn.
Đại biểu Lê Thị Kim Chung (Quỳnh Lưu) nêu câu hỏi chất vấn. |
Trước câu hỏi của đại biểu Lê Thị Kim Chung (Quỳnh Lưu) cho rằng: Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng xã hội hóa cao và vấn đề liên kết phối hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế liên kết các sở, ngành, địa phương với ngành du lịch còn bất cập. Sở có giải pháp gì để giải quyết bài toán liên kết trong phát triển du lịch thời gian tới? Giám đốc Sở Du lịch cho biết, thời gian qua, Sở Du lịch đã phối hợp với các sở, ban, ngành các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành trong cả nước kết nối xúc tiến phát triển du lịch. Tuy nhiên so với thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu.
Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Mạnh Cường trả lời chất vấn tại kỳ họp. |
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, thời gian tới ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là những địa phương có nguồn khách lớn; đồng thời mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố của các nước trong khu vực và các nước mà Nghệ An có ký kết gắn với việc mở các đường bay.
Đại biểu Phan Thị Minh Lý (huyện Yên Thành) nêu câu hỏi chất vấn |
Còn đại biểu Phan Thị Minh Lý (Yên Thành) cho rằng Nghệ An chưa phát huy được được tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch,có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân quan trọng đó là phát triển sản phẩm du lịch và thu hút đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn để hoạt động du lịch. Ngành Du lịch và các ngành liên quan có giải pháp nào đễ “gỡ” hai vướng mắc này.
Trước câu hỏi của đại biểu Lý, ông Cường nhấn mạnh: Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, có tính xã hội hóa cao. Ngành du lịch được thụ hưởng sản phẩm du lịch từ các ngành. Xã hội làm du lịch chứ không phải ngành du lịch. Ngành du lịch chỉ làm công tác quản lý nhà về du lịch đó là công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển, bộ quy tắc ứng xử, các chỉ thị để quản lý nhà nước tốt hơn về lĩnh vực du lịch.
Đại biểu Hồ Văn Đàm (Quỳnh Lưu) nêu ý kiến. |
Liên quan đến phát triển du lịch miền Tây, đại biểu Hồ Văn Đàm (Quỳnh Lưu): Năm 2020 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07 về việc ban hành một số chính sách về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025. Đề nghị Giám đốc Sở du lịch cho biết các các chính sách hỗ trợ đã đáp ứng hỗ trợ đã đáp ứng nguồn lực cho sự phát triển hay chưa. Giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng. Cần chính sách gì để mang lại hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh giải trình làm rõ thêm câu hỏi của đại biểu. |
Giải trình vấn đề đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Triển khai Nghị quyết 07, năm 2021 -2022, Sở Du lịch đã hỗ trợ cho 8 bản, 24 hộ Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Anh Sơn, Quỳ Hợp. Năm 2023 hỗ trợ cho 4 huyện, 12 hộ gia đình với kinh phí 2,4 tỷ đồng là Quỳ Châu, Con Cuông, Tân Kỳ và Nam Đàn. Mô hình Nghị quyết 07 là ngành du lịch tham mưu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng chứ không phải tập trung cho các điểm du lịch cộng đồng.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phạm Hồng Quang làm rõ thêm câu hỏi của đại biểu. |
Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Trình Văn Nhã (Thanh Chương) nêu câu hỏi: Nghệ An tỉnh có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Để tạo ra động lực thu hút du khách đặc biệt là du khách nước ngoài đến với Nghệ An cần chọn một một số loại hình trọng điểm. Theo ông thời gian tới định hướng lựa chọn loại hình trọng điểm nào và giải pháp?
Ông Trịnh Thanh Hải, Giám đốc Sở Tài chính giải trình làm rõ thêm ý kiến đại biểu nêu. |
Làm rõ nội dung đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở du lịch cho biết: Nghệ An có 7 loại hình, ngành Du lịch chọn 3 trụ cột về văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch sinh thái mạo hiểm gắn với du lịch cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Văn Hưng phát biểu tại phiên chất vấn. |
Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Hoá phát biểu tại phiên chất vấn. |
“Khách nước ngoài đến với Nghệ An đang chọn hình thức du lịch cộng đồng. Để đáp ứng được yêu cầu là một quá trình. Để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, ngành Du lịch sẽ tiếp tục xây dựng mô hình này. Sau 5 năm nữa chúng ta đánh giá tổng kết lại việc nhân rộng mô hình này. Tỉnh đang hướng tới phát triển du lịch miền Tây mở rộng hệ thống không gian du lịch miền Tây ngày càng phát huy tốt hơn tiềm năng lợi thế của các địa phương”- ông Cường nói.
Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh Chu Đức Thái phát biểu làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu. |
Đối với sản phẩm quà tặng du lịch, ông Cường cho rằng đây là trăn trở của lãnh đạo tỉnh và của người dân trong tỉnh. Đây là bài toán tỉnh cần tiếp tục phải “giải” trong thời gian sắp tới.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý phát biểu kết luận phiên chất vấn. |
Thay mặt chủ tọa, kết luận chất vấn nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý đánh giá: Không khí phiên chất vấn sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng. Các đại biểu nêu câu hỏi đúng và trúng, nội dung ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề chất vấn.
Ông Giám đốc Sở Du lịch và đại diện lãnh đạo các ngành: KH và Đầu Tư, Văn hóa và Thể thao, Lao đông và Xã hội, Công Thương đã nắm chắc vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình, đã trả lời đầy đủ, khá thẳng thắn các vấn đề chất vấn, tranh luận của đại biểu.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong quá trình hoạch định, định hướng triển khai phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh ta luôn xác định: Du lịch là một thế mạnh, lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Các đại biểu dự kỳ họp. |
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 khẳng định: “ưu tiên phát triển các du lịch biển, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch biển, nghỉ dưỡng... mang tầm khu vực và quốc tế”. Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đã định hướng phát triển du lịch Nghệ An “trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, là điểm đến hấp dẫn của cả nước”.
Bí thư Tỉnh ủy đánh giá: Thời gian qua du lịch Nghệ An có bước phát triển khá tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; vai trò “mũi nhọn” trong nền kinh tế chưa thực sự rõ nét.
Từ những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, bất cập mà đại biểu đã chất vấn, nêu ra trong phiên chất vấn hôm nay, để nghành Du lịch thực sự trở thành “kinh tế mũi nhọn”, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành và các địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp.
Các đại biếu nhấn nút biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết. |
Cần thống nhất nhận thức đúng và có quyết tâm chính trị cao để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng; phát triển du lịch liên quan đến trách nhiệm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do vậy, để phát triển du lịch không thể mỗi ngành du lịch làm được mà cần có trách nhiệm và sự vào cuộc đồng bộ các cấp, các ngành trong tỉnh.
Cần xây dựng một triết lý, bộ nhận diện rõ ràng, tầm nhìn dài hạn, quy hoạch và quản lý quy hoạch bài bản, tổng thể, hiệu quả cho du lịch của tỉnh. Thực tế hiện nay, địa phương đang tự làm, mạnh ai nấy làm, vai trò định hướng, quản lý của các cơ quan nhà nước về du lịch chưa rõ, dẫn đến khó kết nối, thiếu chuyên nghiệp.
Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý nhà nước về du lịch: Nâng cao năng lực tham mưu quản lý du lịch ở cấp tỉnh, các địa phương, nhất là địa phương trọng điểm phát triển du lịch. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh về du lịch vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế hỗ trợ có tính đột phá hơn, mạnh hơn để phát triển du lịch, trong đó tập trung các nhóm ưu tiên như: khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; phát triển sản phẩm du lịch (hiện nay tỉnh mới có Nghị quyêt 07/2020 về hỗ trợ du lịch cộng đồng; nghiên cứu, phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch; cơ chế chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Các đại biểu dự phiên họp. |
Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, trong đó ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng; đầu tư hạ tầng giao thông kết nối phục vụ du lịch thuận lợi. Đầu tư phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn du lịch quốc tế, du lịch nội địa cao cấp, du lịch bình dân gắn với với bảo tồn, phát huy vai trò các di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; chương trình OCOP…
Đi cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra; quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ phục vụ du khách, xóa bỏ tư tưởng làm du lịch theo mùa, chộp dật. Chú trọng xây dựng môi trường du lịch nhân văn, văn hóa du lịch giàu bản sắc, tính khác biệt cao. Ứng xử văn minh, thân thiện với du khách.Chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành; môi trường xã hội an toàn cho du khách. Đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu.
Tăng cường liên kết, kết nối, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Chú trọng ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội, các Website về du lịch để tuyên truyền quảng bá du lịch; thực hiện số hóa các điểm đến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và tăng trải nghiệm du lịch mới cho khách du lịch.
Tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức trong nước và quốc tế; các hãng hàng không và lữ hành lớn để thực hiện các chương trình, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch tại chỗ và tại các thị trường trọng điểm quốc tế. Tăng cường định hướng liên kết du lịch giữa các địa phương, các vùng miền; gắn các địa điểm du lịch với các tua, các tuyến du lịch. Xây dựng mỗi địa phương, mỗi địa điểm du lịch có đặc điểm riêng để thu hút du khách trải nghiệm.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu trên. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc tiếp thu, giải trình và thực hiện cam kết tại phiên chất vấn./.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin