Thăm Le Havre - nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên trong "Hành trình ra đi tìm đường cứu nước"
Vừa xuống sân bay Charless de Gaulle sau hành trình hơn 18h, kể cả 3h chờ nối chuyến tại Istanbul, đoàn làm phim "Hành trình theo chân Bác" đi luôn 200 km về Le Harve - một thành phố cảng của Pháp thuộc tỉnh Seine- Maritime.
Nhóm thực hiện serier phóng sự về hoạt động của Bác Hồ trên đất Pháp của NTV tới ngay ngôi nhà số 1, phố Admiral Coubet - nơi người thanh niên Nguyễn Ái Quốc từng sống những ngày đầu tiên trên đất Pháp.
Cách đây 106 năm, vào ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche-Tréville, với chân phụ bếp lấy tên là Văn Ba để ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của của thực dân Pháp. Theo hành trình của tàu, một tháng sau đó tàu Đô đốc Latouche -Tréville đến cảng Marseille, tiếp theo cập cảng Le Havre phía đông-bắc của Pháp, đánh dấu lần đầu tiên Người đặt chân đến nước Pháp. Người làm vườn thuê cho một gia đình giàu có chừng 1 tháng trong thời gian chờ đợi sữa chữa tàu.
Cũng tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ cho biết tình hình và địa chỉ của cụ Nguyễn Sinh Sắc ở quê nhà. Người dành dụm những đồng tiền ít ỏi gửi về cho cha già, được biết 3 lần gửi thì chỉ 1 lần cụ Nguyễn Sinh Sắc nhận được. Hai cha con bặt tin nhau từ đó. 45 năm sau (quãng năm 1955), Người nhận được tấm ảnh mộ cha mình ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, từ đoàn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Người đặt tấm ảnh duy nhất ấy trên nóc tủ đơn sơ ở nhà sàn Phủ Chủ tịch để thờ cha...
truyenhinhnghean.vn giới thiệu một số hình ảnh tác nghiệp của đoàn tại số 1, Le Havre.
Le Havre là thành phố cảng nằm ở cửa sông Seine, miền tây bắc nước Pháp. Vốn là một thành phố du lịch với nhiều công trình xây dựng đẹp, từ thế kỷ 16 (Le Havre được hình thành từ năm 1517).
Le Havre là cảng biển nước sâu, giúp những tàu lớn nhất có thể ra vào thuận tiện (như tàu công-ten-nơ với trọng tải hơn 900 TEU, tàu chở dầu với trọng tải toàn phần tớii 500.000 tấn). Với thời gian cập cảng 24 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm, cảng Le Havre có chiều dài 27 km từ Đông sang Tây, chiều rộng gần 6 km từ Bắc xuống Nam.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của cảng, các chủ thuyền và tàu bè vốn là khách hàng của cảng Le Havre có thể cung cấp hàng hóa cho toàn bộ khu vực Tây Âu bằng đường thủy và đường bộ. Đường cao tốc A13 và A14 kết nối trực tiếp cảng Le Havre với khu vực Paris tạo thành một kênh vận tải tự nhiên. Đặc biệt cảng Le Havre có bộ phận chuyên môn xử lý dữ liệu và đã thực hiện chương trình hợp tác với các cảng khác (như việc lắp đặt hệ thống thông tin mới kết nối cảng Marseilles và Le Havre). Hệ thống thông tin Ademar Protis + là hệ thống ứng dụng công nghệ mới nhất về thương mại điện tử và giao diện với các hệ thống hải quan và quản lý hành chính. Giờ đây, hệ thống này cung cấp cho các ngành công nghiệp của cả hai cảng và các khách hàng những dịch vụ và hoạt động thông thường, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa qua cảng một cách nhanh nhất.
Châu Âu hiện có 450 triệu người tiêu dùng và đây được đánh giá là thị trường to lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ước tính, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua cảng Le Havre hàng chục nghìn công-ten-nơ mỗi năm, chủ yếu là cà phê, dệt may, đồ gỗ, đồ trưng bày trong nhà bằng sứ, gốm, hải sản đông lạnh và tươi. Theo Ban lãnh đạo cảng Le Havre: toàn Châu Âu đang áp dụng một hệ thống hải quan thống nhất, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên nghiên cứu kỹ các văn bản hải quan trên mạng, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, có hàng hóa tốt thì không có một trở ngại nào khi tiếp cận vào thị trường Châu Âu. Cảng Le Havre với ưu thế cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hải quan tốt, hệ thống thông tin hiện đại sẽ luôn là đầu mối thông thương hàng hóa XNK từ các nước, trong đó có Việt Nam đến Châu Âu một cách nhanh chóng nhất. Tới đây, Ban lãnh đạo cảng Le Havre cũng có dự định hợp tác với các cảng của Việt Nam, tạo thành mạng lưới trung chuyển hàng hóa Âu – Á thuận tiện.
Năm 2005, UNESCO đã đưa Le Havre vào danh sách “di sản nghệ thuật và lịch sử thế giới”. Đến thăm Le Havre, ấn tượng nhất là những công trình “bê tông” kiên cố to lớn, góc cạnh, nhưng không hề gây cho du khách cảm tưởng nặng nề, khô cứng chút nào, mà trái lại thật kỳ vĩ, lạ đẹp.
Chẳng hạn như Viện bảo tàng Malraux ở ngay cửa ngõ thành phố (từ biển đi vào) xây dựng năm 1960 và chỉnh trang năm 1999, đồ sộ nhưng màu sắc rất nhẹ nhàng, thanh nhã. Hoặc như nhà thờ Saint - Joseph nhìn ra biển, cao 110m, một công trình thuộc loại tân cổ điển của kiến trúc sư A.Perret. Tháp nhà thờ hình bát giác màu gạch nhạt, rất hòa hợp với màu biển và trời quanh năm xanh thẳm của Le Havre
Ngoài các công trình kiến trúc, Le Havre còn có những đại lộ đặt tên các nhân vật lịch sử liên quan với nó trong Thế chiến thứ 2, như đại lộ Thống chế Foch, đại lộ De Gaulle, đại lộ Paris... Đại lộ nào cũng sầm uất nhưng lại rất “ấm cúng” theo kiểu Paris: du khách đi trên đường, chỉ vài bước chân là ghé được vào tiệm, quán sát bên đường, hoặc đậu xe sát vào cửa hàng cũng được. Mỗi năm Le Havre thu hút hàng triệu du khách quốc tế.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin