Nghệ An: Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu dịch Covid-19
Dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; Trần Trọng Kiên - Thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch (TAB); đại diện Lãnh đạo các Vụ, Viện, đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch; Lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du Lịch các tỉnh, TP: Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá; Đại diện Lữ hành, các hãng hàng không của cả nước.
Các đại biểu dự hội thảo. |
Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch; Nguyễn Mạnh Cường – Giám đốc Sở Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; Đại diện văn phòng Tỉnh uỷ, UBND; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành, địa phương; đại diện Hiệp hội Du lịch, Chi hội Lữ hành Chi hội khách sạn, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Toàn cản hội thảo. |
Năm 2019, du lịch Nghệ An đã đón và phục vụ 6.530.000 lượt khách du lịch với 4.700.000 lượt khách lưu trú, trong đó, khách quốc tế đạt 145.000 lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 8.800 tỷ đồng, trong đó doanh thu các dịch vụ du lịch ước đạt 4.580 tỷ đồng. Đây được coi là tiền đề để phấn đấu năm 2020 đón khoảng từ 5- 5,1 triệu lượt khách du lịch lưu trú, trong đó có 170 ngàn khách quốc tế; doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 5.260 tỷ đồng, tiếp tục hướng tới mục tiêu đưa du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác ở địa phương. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm nay, toàn ngành du lịch đã chịu thiệt hại nặng nề. Lượng khách và doanh thu du lịch 4 tháng đầu năm 2020 của Nghệ An giảm trên 60 % so với cùng kỳ năm 2019.
Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch phát biểu khai mạc hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long nhấn mạnh: Trong đại dịch Covid-19 thời gian qua, Nghệ An mặc dù không có trường hợp bị lây nhiễm nhưng dịch bệnh COVID-19 cũng đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là về du lịch, lượng khách và doanh thu du lịch 4 tháng đầu năm 2020 giảm trên 60 % so với cùng kỳ năm 2019, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng phải ngừng hoạt động. Đến nay, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được khống chế thành công tại Việt Nam, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đã trở lại bình thường, du lịch cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu và mức chi tiêu của khách du lịch có nhiều đổi thay mang tính xu hướng sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội nên lượng khách đến Nghệ An còn ở mức thấp so với thời điểm trước khi bùng phát dịch bệnh, chủ yếu là khách trong vùng, thời gian lưu trú ngắn.
Từ thực tế đó, thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 15/5/2020 về đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa, xúc tiến quảng bá du lịch…UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo triển khai Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phát động Chương trình kích cầu du lịch "Nghệ An - Điểm đến an toàn và khác biệt" đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có người lao động và doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng do dịch COVID-19; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Nghệ An sau dịch COVID-19... để từng đưa du lịch Nghệ An phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu cùng trao đổi, thảo luận tìm giải pháp ngắn hạn và lâu dài thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế đến Nghệ An, nhằm phát triển du lịch Nghệ An một cách bền vững hậu dịch Covid-19.
Xu hướng và giải pháp phát triển du lịch sau giãn cách xã hội Covid-19
Phát biểu đề dẫn vào hội thảo, đồng chí Trần Trọng Kiên - Thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch đã đưa ra các số liệu cụ thể về sự phục hồi về nhu cầu du lịch tại Việt Nam sau khi gian cách xã hội được nới lỏng, cũng như xu hướng du lịch du lịch của người Việt thời gian tới.
Đồng chí Trần Trọng Kiên - Thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch nhận định xu hướng du lịch của người Việt sau giãn cách xã hội. |
Đồng chí Trần Trọng Kiên cũng đưa ra một số nhận định: Giãn cách xã hội vẫn còn tác động đến du khách, vì vậy các địa phương cần đảm bảo cho du khách về môi trường du lịch an toàn; Thắt chặt ngân sách chi tiêu là mối quan tâm của du khách, cần có các gói tour hợp lý, triển khai các tour hành trình ngắn; Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu tour khách lẻ, gia đình và các nhóm nhỏ, quan tâm đến các tour du lịch biển, thiên nhiên, ẩm thực; Cần truyền thông và marketing theo hướng coi đây là “cơ hội mang lại lợi ích” cho du khách Việt; Các doanh nghiệp lớn cần liên kết để tăng giá trị tour, giảm giá/ưu đãi theo lộ trình, không tạo ra các cuộc chiến về giá cả; khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của doanh nghiệp lớn, làm đại lý bán sản phẩm du lịch cho các doanh nghiệp lớn.
Đồng chí Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ thị trường Tổng cục Du lịch giới thiệu chương trình kích cầu nội địa “Người Việt nam đi du lịch Việt Nam và kế hoạch xúc tiến, quảng bá thu hút du khách quốc tế. |
Giới thiệu chương trình kích cầu nội địa Người Việt nam đi du lịch Việt Nam và kế hoạch xúc tiến, quảng bá thu hút du khách quốc tế, đồng chí Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ thị trường Tổng cục Du lịch cho biết, Cục đã lên kế hoạch kích cầu du lịch nội địa với các biện pháp cụ thể: truyền thông quảng bá điểm đến an toàn phòng chống dịch, xoá bỏ tâm lý e ngại du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường. Vụ trưởng Vụ thị trường Tổng cục Du lịch cũng cam kết đồng hành cùng các địa phương, du lịch Nghệ An để khôi phục thị trường du lịch nội địa và thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế giai đoạn này.
Nói về xu hướng du khách trong thời gian hậu Covid-19, các chuyên gia nhận định, sau thời gian giãn cách dịch Covid-19 đã có sự đa dạng về nhu cầu khám phá, tìm hiểu những vùng đất mới, điểm checkin đẹp, lạ… đòi hỏi các sản phẩm du lịch, điểm đến cũng phải thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu du khách. Thời gian tới, gia tăng nhu cầu du khách đi theo nhóm đoàn nhỏ, gia đình, sử dụng các dịch vụ riêng tư và trải nghiệm.
Ông Trương Quốc Hùng - Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đề xuất các giải pháp |
Để đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, ông Trương Quốc Hùng - Chủ tịch CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đề xuất các giải pháp: Quảng bá mạnh mẽ vầ bắt mắt về điểm đến mới với các sản phẩm và chính sách cụ thể về việc thu hút du lịch địa phương trên các phương tiện và nền tảng xã hội; có chính sách riêng cho doanh nghiệp lữ hành đưa điểm đến vào quàng bá trong du lịch trọn gói ít nhất hết năm 2020; Nâng cao chất lượng và liên kết giảm gia đồng bộ các doanh nghiệp hàng không, vận tải, lữ khách, khách sạn; Có cơ chế giám sát ccs doanh nghiệp, khách sạn thực hiện các chương trình kích cầu một cách bài bản, chất lượng; Hỗ trợ các đoàn khách MICE, hôi thảo, teambuilding lớn bằng các hình thức quà tặng, tài trợ địa điểm, chính sách…
Ông Nguyễn Bảo Tuấn - Giám đốc Khu Di tích Quốc gia dặc biệt Kim Liên đề xuất các giải pháp pháp phát triển điểm du lịch trong tình hình mới. |
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An là điểm đến, địa chỉ đỏ của đồng bào, du khách trong nước và bạn bè Quốc tế. Tham gia thảo luận tại hội thảo, ông Nguyễn Bảo Tuấn - Giám đốc Khu Di tích Quốc gia dặc biệt Kim Liên đã các giải pháp nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ của điểm đến này, đồng thời kiến nghị: sớm nâng cấp tổng thể Khu di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch phù hợp trong tình hình mới; quy hoạch, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống các dịch vụ phục vụ khách du lịch ở khu vực lân cận và trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu phục vụ cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, các cơ sở sản xuất làng nghề…; Tổ chức các đoàn famtrip, presstrip đến khảo sát các sản phẩm du lịch mới gắn với trải nghiêm các hoạt động của người dân địa phương.
Bà Vi Thị Thắm - Giám đốc Công ty THHH Dịch vụ và Du lịch VSC đề xuất phát triển mô hình du lịch cộng đồng miền Tây xứ Nghệ. |
Đối với mô hình du lịch cộng đồng giàu tính văn boá bản địa gắn với phát triển các sản phẩm hàng hoá khác biệt, cụ thể ở miền Tây xứ Nghệ, bà Vi Thị Thắm - Giám đốc Công ty THHH Dịch vụ và Du lịch VSC cho rằng cần quan tâm đến cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch cộng đồng và tạo cơ hội để người dân có thể cung cấp được hàng hoá, dịch vụ du lịch. Cùng với sự phát triển của các hoạt động và dịch vụ du lịch, cần có một đơn vị đứng ra kết nối vứi các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để tạo thành gói sản phẩm du lịch và hàng hoá. Nếu được, mỗi huyện miền núi nên có ít nhật một công ty du lịch, lữ hành để làm cầu nối, thực hiện vai trò hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm, khai thác nguồn khách cho địa phương.
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TickTok Việt Nam đặt mục tiêu 50.000 tài khoản theo dõi và 500.000 lượt yêu thích trên nền tảng TikTok vào cuối năm 2020 cho du lịch Nghệ An. |
Thảo luận tại hội thảo, đại diện Lữ đoàn du lịch Nghệ An, Hà Nội, đơn vị dịch vụ lưu trú cũng đã đưa ra cá giải pháp nâng cao sự liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp lữ hành trong khai thác và thu hút khách du lịch đến Nghệ An sau dịch Covid-19; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch Nghệ An.
Xây dựng Nghệ An trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn
Phát biểu kết luận hội thảo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đánh giá cao công tác phòng chống dịch của tỉnh Nghệ An và cách làm du lịch của tỉnh trong thời gian qua; đánh giá cao các giải pháp ứng phó dịch bênh và phục hồi du lịch của địa phương.
Đồng chí Nguyễn Trùng Khánh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch phát biểu kết luận tại hội thảo. |
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng. Ngành du lịch cùng với ngành hàng không, vận tải là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất từ dịch bệnh. Hậu quả từ dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa đánh giá hết được thiệt hại. Tuy nhiên, ngành Du lịch Nghệ An đã khẩn tương có những giải pháp ứng phó dịch bệnh, khôi phục thị trường du lịch. Tổng cục du lịch đánh giá cao các khu điểm du lịch, doanh nghiệp của du lịch Nghệ An đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, chỉ đạo các cấp triển khai, đảm bảo cho Nghệ An là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch.
Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đã bám sát chủ đề, đề xuất được các giải pháp mới trước tình hình hiện nay đố với du lịch Nghệ An. Đây sẽ là cơ sở định hướng cho ngành du lịch Nghệ An phục hồi lại trong thời gian tới. Các ý kiến phát biểu, bài tham luận đã tập trung làm rõ các nhóm vấn đề cụ thể: Nghệ An có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, vừa có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhân văn; Mặc dù bị đình trệ trong thời gian giãn cách xã hội, địa phương đã có những giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đưa ra các kế hoạch, chương trình kích cầu, định hướng được cộng đồng doan nghiệp hưởng ứng, tham gia góp phần từng bước phục hồi du lịch nội địa.
Tổng cục Trưởng Tổng cụ Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đề nghị UBND tỉnh và Sở Du lịch Nghệ An: Tiếp tục chỉ đạo các khu điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn quan tâm, đảm bảo an toàn, thực hiện tốt các biên pháp phòng chống dịch Covid-19 cho khách du lịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để Nghệ An luôn là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn trong hành trình xuyên Việt của du khách; Tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau dịch Covid-19; Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu các thị trường du lịch trọng điểm gắn với chương trình kích cầu du lịch, nghiên cứu mở rộng với các thị trường mới, đổi mới phương thức quảng bá trên nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh quảng bá du lịch Nghệ An hấp dẫn, thân thiện.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh và Sở Du lịch Nghệ An cũng cần tổ chức các hội thảo triển khai các chương trình xúc tiến tại các thị trường nguồn; Chỉ đạo các doanh nghiệp lưu hành, lưu trú, vận chuyển địa phương có các chính sách, gói dịch vụ khuyến mại để kích cầu du lịch năm 2020, có sự cam kết và giảm giá cụ thể, đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh; Có chính sách thu hút đầu tư để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo điểm nhấn thu hút du khách và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nghệ An.
Đồng thời, Nghệ An cũng cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh để xây dựng các chuỗi sản phẩm liên tỉnh, liên vùng, trong đó mỗi tỉnh có sản phẩm khác biệt, hấp dẫn. Tỉnh cũng cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo yếu tố môi trường trong thời điểm hiện nay để Nghệ An luôn là điểm đến an toàn, thân thiện, hâp dẫn.
Đồng chí Nguyễn Trùng Khánh cũng đề nghị các doanh nghiệp Nghệ An và các tỉnh tiếp tục chung tay hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phát động để cùng khôi phục và chuẩn bị cho những bước phát triển mới của du lịch Việt Nam.
Đại diện các tỉnh, thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác về du lịch với CLB UNESCO Hà Nội. |
Cũng tại hội thảo, lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội đã ký kết thoả thuận liên kết, hợp tác kích cầu thúc đẩy tăng trưởng du lịch nội địa./.