Mỹ giáng đòn vào tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc
Ngày 7/10, Mỹ đã nhắm đến các hãng khởi nghiệp trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt hàng đầu của Trung Quốc là SenseTime, Megvii và Yitu do lo ngại về an ninh quốc gia cùng lợi ích chính sách đối ngoại. Động thái trên đã “đổ thêm dầu" vào cuộc chiến giành ngôi vị thống trị công nghệ tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kênh CNN dẫn báo cáo của CB Insights cho hay SenseTime là công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) có giá trị lớn thứ hai trên thế giới. Công ty này nhận tiền đầu tư từ các “gã khổng lồ” công nghệ như SoftBank và Alibaba, có giá trị thị trường khoảng 7,5 tỷ USD.
Công ty AI giá trị nhất hiện nay là một đại diện Trung Quốc khác tên là ByteDance. Công ty này sử dụng AI trong những ứng dụng phổ biến của mình, chẳng hạn như nền tảng video TikTok.
Megvii và Yitu lần lượt trị giá 4 tỷ USD và 2,4 tỷ USD.
Ba hãng công nghệ trên, cùng với một số công ty Trung Quốc khác như nhà sản xuất máy quay giám sát sử dụng AI là Hikivison và công ty phần mềm phân biệt giọng nói iFlyTek đang bị cấm mua linh kiện hay nhập khẩu công nghệ của Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 8 công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen trừng phạt với cáo buộc họ liên quan đến vấn đề nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và cộng đồng Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương. 20 cơ quan an ninh và chính quyền tại vùng Tân Cương cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt lần này.
Giới chức Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc vi phạm nhân quyền trên, đồng thời cảnh báo đáp trả các công ty Mỹ. Quyết định bổ sung danh sách trừng phạt của Mỹ không chỉ tác động tới các công ty có tên trong danh sách trừng phạt mà còn ảnh hưởng tới các nhà cung cấp, khách hàng và các bên cho vay tài chính của những công ty này.
“Những cáo buộc của Mỹ nhằm vào Trung Quốc là vô căn cứ và vô nghĩa. Chúng cho thấy các động cơ xấu xa của Mỹ để can thiệp vào nỗ lực chống khủng bố tại Tân Cương và kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố ngày 8/10.
Bắc Kinh đặt mục tiêu biến Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu lĩnh vực AI trên toàn cầu vào năm 2030. Năm 2017, chính phủ nước này lên kế hoạch xây dựng một ngành AI nội địa trị giá 150 tỷ USD trong vòng vài năm tới.
Lợi ích tiềm năng về mặt kinh tế và xã hội từ những đột phá AI là rất to lớn. Theo nghiên cứu năm 2017 của công ty tư vấn McKinsey, máy móc trang bị công nghệ AI đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý hậu cần, giám sát thiết bị trong nhà xưởng, tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và phân tích bệnh án. Hãng tư vấn tài chính trên ước tính tổng giá trị thường của những ứng dụng AI sẽ chạm ngưỡng 127 tỷ USD năm 2025.
Trung Quốc có những lợi thế nhất định khi bắt tay vào cuộc đua phát triển AI, trong đó bao gồm một đội quân người trẻ tài giỏi, chính sách phát triển nhất quán và mạnh mẽ của chính phủ cùng với gần 850 triệu người sử dụng internet di động.
Trí tuệ nhân tạo là một chiến tuyến mới đối với nhiều “ông lớn” công nghệ hiện nay. Từ Google đến IBM đều đổ tiền đầu tư vào lĩnh vực đang phát triển nhanh và mạnh này. Những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc như Baidu và Tencent đều đã thiết lập trung tâm nghiên cứu AI tại Mỹ. Đặc biệt, Baidu còn cực kỳ lớn mạnh trong ngành này.
SenseTime, Megvii và Yitu là các công ty nhỏ hơn, nhưng đang phát triển nở rộ nhờ dòng vốn đầu tư dồi dào cùng chính sách thúc đẩy của Chính phủ Trung Quốc.
Bị cấm mua linh kiện và công nghệ của Mỹ có thể làm chậm đà tiến của họ. Các hãng AI của Trung Quốc đều phụ thuộc vào chip máy tính và bộ xử lý đồ họa do Qualcomm và Nvidia của Mỹ sản xuất.
Trong báo cáo tuần này, hãng nghiên cứu rủi ro chính trị Eurasia Group đã mô tả động thái của Mỹ “đặc biệt gây hấn” trong bối cảnh ngay sát thềm đàm phán thương mại.
8 công nghệ vừa bị Mỹ trừng phạt nằm trong số hãng số nổi bật nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo. Hikvision là một công ty trị giá 42 tỷ USD kiêm nhà sản xuất thiết bị giám sát video lớn nhất thế giới. SenseTime và iFlyTek đã được đặt tên cho đội AI quốc gia của Trung Quốc vào năm 2017. SenseTime và iFlyTek từng được đặt làm tên cho đội tuyển AI quốc gia Trung Quốc năm 2017.
Megvii đã cố gắng giảm mức độ phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ. Công ty này tuyên bố rằng chuỗi cung ứng của hãng nằm trên phạm vi toàn cầu và Mỹ chỉ là một phần trong đó. Trong bản báo cáo chào bán chứng khoán lần đầu tiên, Megvii cho biết 5 nhà cung cấp hàng đầu của công ty này đều ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Megvii cho rằng việc Mỹ bổ sung họ vào danh sách cấm là “vô căn cứ”. "Chúng tôi tuân thủ tất cả các điều luật và quy định pháp lý tại nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi yêu cầu khách hàng không được vũ khí hóa công nghệ hay giải pháp của chúng tôi, hoặc sử dụng chúng cho mục đích bất hợp pháp", công ty này cho biết.
SenseTime cũng tỏ ra thất vọng về quyết định của Bộ Tài chính Mỹ, đồng thời sẽ tìm cách xử lý tình hình. Theo ông Triolo, ba công ty này đều đã dự trữ nguồn cung linh kiện và đang tìm kiếm phương án thay thế.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin