Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai ra Công điện khẩn ứng phó bão WIPHA

17:26, 01/08/2019
 Để chủ động ứng phó với bão WIPHA, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức theo dối chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Theo đó, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu: Tổ chức rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển, tránh trú an toàn (kể cả đối với các tàu vận tải và du lịch).

Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú; tổ chức, hướng đẫn bảo đảm an toàn, cho khách du lịch trên các đảo. Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương thực hiện việc cấm biển.

Khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông, suối, khu khai thác khoáng sản; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men để chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn theo phương châm “4 tại chỗ”; kiểm soát giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.

Đường đi của bão số 3 
Đường đi của bão số 3. 

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bào an toàn cho người dân tại các lồng bè nuôi thủy sản; hệ thống đê điều, nhất là các đoạn đê xung yếu, bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

Khu vực miền núi, trung du yêu cầu rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực đã có mưa to trong thời gian qua.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và việc vận hành các hồ thủy điện nhỏ. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - Ảnh minh họa
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - Ảnh minh họa

Ngoài ra, sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động. Tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Công điện cũng nêu rõ: Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các địa phương triển khai ứng phó và sẵn sàng hỗ trợ địa phương xử lý, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.

Từ sáng mai (01/8), ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều và đêm mai tăng lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh.

Sự kiện liên quan

    Xem thêm sự kiện

    Xem thêm