Gừng Kỳ Sơn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Ở Kỳ Sơn, gừng được người dân sản xuất chủ yếu hai loại là gừng dé và gừng sừng trâu. Gừng dé là mặt hàng được tiêu thụ nội địa, trong đó chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, còn gừng sừng trâu được xuất khẩu đi các nước trong khu vực.
Gừng dé Kỳ Sơn củ nhỏ, thân tròn, nhiều nhánh, vỏ và ruột màu trắng ngà, lõi màu vàng nhạt, nhiều xơ. Mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng đậm. Hàm lượng nước từ 91,09% đến 92,61%, hàm lượng tinh dầu tính theo chất khô từ 3,52% đến 8,31%.
Gừng sừng trâu Kỳ Sơn củ to, thân tròn, ít nhánh. Vỏ và ruột màu trắng, lõi màu vàng nhạt, ít xơ. Mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng, cay đậm. Hàm lượng nước từ 91,06% đến 93,66%, hàm lượng đường từ 1,13% đến 1,25%, hàm lượng tinh dầu tính theo chất khô từ 3,16% đến 4,12%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ cay và hàm lượng tinh dầu là yếu tố đặc trưng của gừng Kỳ Sơn.
Gừng Kỳ Sơn được đồng bào trồng nhiều ở các xã như: Na Ngoi, Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý và Bảo Nam. Trong đó trồng nhiều nhất là ở xã Na Ngoi với trên 150 ha.
Sản phẩm gừng Kỳ Sơn dùng để chế biến ra tinh dầu, làm gia vị, hương liệu, dược liệu, thực phẩm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin