Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Chăm sóc trẻ em là ươm mầm xanh cho tương lai

18:24, 11/07/2019
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn về công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ,TB &XH nhấn mạnh: Trẻ em đc bảo vệ ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Bởi vậy, chỉ mỗi ngành LĐTBXH là chưa thể bao quát hết. Do đó, cần thiết có sự chung tay của cả cộng đồng để cùng vun đắp một tương lai cho trẻ em.

Chiều nay (11/7), Kỳ họp thứ 9 – HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII tiếp tục phiên chất vấn tại Hội trường về công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền, Hoàng Viết Đường điều hành phiên chất vấn.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền, Hoàng Viết Đường điều hành phiên chất vấn.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền, Hoàng Viết Đường điều hành phiên chất vấn.

Tham dự phiên chất vấn có các ông: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đại biểu Quốc hội tỉnh; các ông, bà trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành, thị xã.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn gia tăng hàng năm.

Từ năm 2015 đến 2018, có 182 trẻ tảo hôn và 579 cặp tảo hôn là một con số báo động cho xã hội. Đại biểu Phan Thị Thanh Thủy – TX Thái Hòa đặt câu hỏi: Trẻ tảo hôn được quan tâm chăm sóc như thế nào? Và trẻ em được sinh ra do tảo hôn có được đảm bảo các quyền về trẻ em hay không?

Đại biểu Phan Thị Thanh Thủy – TX Thái Hòa: trẻ em được sinh ra do tảo hôn có được đảm bảo các quyền về trẻ em hay không?
Đại biểu Phan Thị Thanh Thủy – TX Thái Hòa: trẻ em được sinh ra do tảo hôn có được đảm bảo các quyền về trẻ em hay không?

Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ,TB&XH thừa nhận tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn gia tăng. Tuy nhiên, bám sát QĐ 498 của CP về vấn đề này, tỉnh Nghệ An đã nỗ lực đảm bảo điều kiện sống cho trẻ tảo hôn và trẻ em sinh ra từ các vụ tảo hôn. Trẻ sinh ra do tảo hôn cũng đã được ngành tư pháp hỗ trợ các thủ tục để đăng ký khai sinh và bảo vệ quyền lợi.

Đại biểu Đinh Thị An Phong (huyện Nghi Lộc) cho rằng: Cần phải tìm ra nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của vấn đề tảo hôn bởi nếu không có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này thì chúng ta sẽ khó làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, và giáo dục trẻ em.

Ông Giám đốc Sở LĐ, TB&XH chỉ ra những khó khăn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống. Trong đó, nhận thức thiếu chín chắn của trẻ vùng cao là một trong những nguyên nhân chính yếu. Bởi vậy, cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức từ cả nhà trường và gia đình.

ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT, là “lời ru buồn” không riêng của ngành LĐ, TB&XH mà cũng là sự “bất khả kháng” của ngành giáo dục
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT: Trẻ tảo hôn là “lời ru buồn” không riêng của ngành LĐ, TB&XH mà cũng là sự “bất khả kháng” của ngành Giáo dục

Thực trạng học sinh bỏ học để làm bố, làm mẹ khi mới chỉ 15-16 tuổi, theo chia sẻ của ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT, là “lời ru buồn” không riêng của ngành LĐ, TB&XH mà cũng là sự “bất khả kháng” của ngành Giáo dục.

Giám đốc Sở GD&ĐT nói: Trẻ em phải đối mặt với bất cứ nguy cơ nào, thì ngành GD&ĐT đều cảm thấy có lỗi và xin nhận lỗi bởi trẻ em là học sinh, thuộc sự quản lí của ngành giáo dục. Với tình trạng tảo hôn, ông Thái Văn Thành cho rằng: Tuyên truyền về công tác này cần phải sát thực hơn. Nó không chỉ là các tờ rơi, là các thông tin đọc trên loa phát thanh, mà phải làm cho trẻ nhận thức được những khó khăn nếu trẻ “vội vàng” từ bỏ quyền học tập của mình để làm cha, làm mẹ lúc  còn quá non nớt.

Ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cũng chỉ ra nguyên nhân tảo hôn là chế tài xử phạt vấn đề chưa đủ mạnh, nên chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa, trẻ ở miền núi khá tự do trong cuộc sống bởi bố mẹ đi làm ăn xa nhiều, không có người quản lí nên trẻ không được định hướng về kỹ năng phòng vệ từ gia đình, đến khi “sự đã rồi” thì bắt buộc phải làm những ông bố, bà mẹ tuổi học sinh. Bởi vậy, phải tăng cường chỉ đạo thực hiện QĐ498 của Chính phủ về vấn đề tảo hôn bằng các giải pháp sát sườn, cụ thể.

Trẻ em bị xâm hại dưới nhiều hình thức.

Đại biểu Lang Thị Hoài – huyện Tân Kỳ trăn trở trước tình trạng trẻ em đi bán hàng rong, trẻ em đi xin ăn, trẻ khuyết tật trở thành “công cụ” xin ăn? Ngành LĐ,TB&XH có nhận thấy trẻ lang thang đang bị bóc lột?

Đại biểu Lang Thị Hoài – huyện Tân Kỳ trăn trở trước tình trạng trẻ em đi bán hàng rong, trẻ em đi xin ăn, trẻ khuyết tật trở thành “công cụ” xin ăn?
Đại biểu Lang Thị Hoài – huyện Tân Kỳ trăn trở trước tình trạng trẻ khuyết tật trở thành “công cụ” xin ăn?

Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB&XH trả lởi:  Trẻ em lang thang được đưa vào 3 nhóm: lang thang xin ăn, lang thang cùng người tâm thần và lang thang không có nhà cửa. Khi phát hiện trẻ lang thang, cán bộ chính sách xã phường báo cơ quan chức năng để xử lí. Tại cơ sở phải xác định được đối tượng lang thang, nếu là trẻ bỏ nhà đi lang thang thì sẽ vận động đưa về gia đình. Nếu trẻ không có nơi nương tựa sẽ lập hồ sơ để gửi vào các cơ sở bảo trợ xã hội.

Giám đốc Sở LĐ, TB&XH cảm thấy đau lòng và bất bình trước hiện tượng trẻ khuyết tật trở thành “công cụ” xin ăn, trên thực tế, khi phát hiện những đối tượng này, ngành đã phối hợp để giải quyết, có thuyết phục, hỗ trợ nhưng chỉ được một thời gian ngắn, lại tiếp diễn hiện tượng này.  

Đại biểu Lữ Thị Thìn – huyện Quế Phong lăn tăn về con số 71 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong những năm gần đây? Trẻ em ở địa bàn nào dễ bị xâm hại tình dục? Cơ quan nào giải quyết vấn đề nay? Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB&XH giải trình: Cơ quan xử lí các vụ xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em là ngành công an.
Đại biểu Lữ Thị Thìn – huyện Quế Phong: Cơ quan nào giải quyết tình trạng trẻ bị xâm hại tình dục?

Đại biểu Lữ Thị Thìn – huyện Quế Phong lăn tăn về con số 71 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong những năm gần đây? Trẻ em ở địa bàn nào dễ bị xâm hại tình dục? Cơ quan nào giải quyết vấn đề này?

Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB&XH giải trình: Cơ quan xử lí các vụ xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em là ngành Công an. Các số liệu cung cấp được tìm hiểu từ cơ quan công an. Là cơ quan quản lí Nhà nước về lĩnh vực trẻ em, ngành LĐ, TB&XH đã đồng hành cùng cơ quan pháp lí để tham mưu các văn bản, kế hoạch, giải pháp bảo vệ trẻ em tránh các nguy cơ bạo hành.

Quyết liệt triển khai giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ.

Đại biểu Lục Thị Liên – huyện Quỳ Châu yêu cầu, ngành LĐ, TB&XH và ngành Giáo dục cần sớm ban hành kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ. Công tác triển khai thường vào tháng 5-7 hàng năm, khi đã bắt đầu vào hè, mà trên thực tế, các vụ đuối nước ở trẻ thường diễn ra vào đầu hè.

Đại biểu Nguyễn Thị Liên – huyện Quỳ Châu yêu cầu, ngành LĐ, TB&XH và ngành Giáo dục cần sớm ban hành kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ.
Đại biểu Lục Thị Liên – huyện Quỳ Châu yêu cầu sớm ban hành kế hoạch phòng chống đuối nước cho trẻ.

Ông Giám đốc Sở LĐ,TB&XH khẳng định: Phòng chống đuối nước ở trẻ là kế hoạch được triển khai trong suốt cả năm học. Với đặc thù địa hình của tỉnh ta, ao hồ nhiều, trẻ thiếu sân chơi, thiếu kỹ năng bơi lội nên đã dẫn đến những vụ đuối nước thương tâm.

Công tác phòng chống đuối nước đã được ngành LĐ, TB&XH phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan bằng những kế hoạch và giải pháp cụ thể. Trong đó, phối hợp với ngành giáo dục triển khai dạy bơi trong trường học, phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác tuyên truyền, kêu gọi các Doanh nghiệp hỗ trợ để xây bể bơi.

Ông Đoàn Hồng Vũ thông tin: Hiện tại, tỉnh ta có khoảng 200 bể bơi thông minh, 150 bể bơi ổn định, và sẽ tiếp tục huy động nguồn lực XHH để việc dạy bơi được triển khai sâu rộng hơn.

Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết một khó khăn hiện nay  trong nhà trường chưa có GV dạy bơi, chủ yếu do GV thể dục kiêm nhiệm. Do vậy, thực hiện QĐ 1076 của tỉnh, Sở GD&ĐT lập kế hoạch đào tạo GV thể dục học thêm môn bơi lội để có thể đảm nhận được việc dạy bơi trong trường học. Môn bơi lội cũng sẽ được đưa vào Hội khỏe Phù Đổng hàng năm để tạo động lực học bơi cho trẻ.

Nhiều hệ lụy với trẻ do “nhiễu” thông tin từ mạng xã hội

Đại biểu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – huyện Yên Thành bày tỏ sự lo lắng trước thực trạng trẻ em nghiện game đã làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống? Ngành chức năng đã có giải pháp gì để phòng ngừa? 

Đại biểu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – huyện Yên Thành bày tỏ sự lo lắng trước thực trạng trẻ em nghiện game đã làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống?
Đại biểu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – huyện Yên Thành: Nghiện game đã làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của trẻ?

Đến 30/6/2019, có 360 mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động – Thông tin này được Giám đốc Sở TT&TT - Ông Lê Bá Hùng cung cấp tại phiên chất vấn. Vấn đề đặt ra, phần lớn phụ huynh chỉ biết một số mạng phổ biến, trong khi trẻ mê game thường đến với mạng không phổ biến. Đây là một “kẽ hở” khiến việc quản lí con em khó khăn hơn.

Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT nêu ra một bất cập trong quy đinh quản lí cơ sở game: quán game cách trường 200m. Khoảng cách này quá  ngắn, bởi vậy, không khó để nhìn thấy quán game cứ mọc lên nhan nhản  xung quanh trường học. Ngành GD&ĐT đã chỉ đạo nhà trường tăng cường giám sát, quản lí học sinh. Đồng thời giáo dục học sinh có khả năng tự  bảo vệ chính mình trước tình trạng “nhiễu” thông tin từ mạng xã hội.

Ông Lê Bá Hùng - Giám đốc Sở TT&TT cho rằng: cần tăng cường kiểm soát các công ty cung cấp game để trẻ có được những trò chơi hữu ích (vừa học vừa chơi).
Ông Lê Bá Hùng - Giám đốc Sở TT&TT: cần tăng cường quản lí các công ty cung cấp game để trẻ có được những trò chơi hữu ích (vừa học vừa chơi).

Ông Lê Bá Hùng - Giám đốc Sở TT&TT cho rằng: cần tăng cường kiểm soát các công ty cung cấp game để trẻ có được những trò chơi hữu ích (vừa học vừa chơi). Tiến tới, mức xử phạt sẽ tăng 200 lần đối với những cơ sở vi phạm, cung cấp game xấu, và sẽ trực tiếp phạt vào nhà mạng.

“Nhiễu” thông tin cũng được nhiều đại biểu nhìn nhận ở một số hành vi lệch lạc của học sinh. Đó là bạo lực học đường. Bạn bè đánh nhau, không can ngăn, lại quay clip tung lên mạng xã hội một cách vô cảm. Từ hiện tượng này, đại biểu Trần Văn Cường – huyện Nam Đàn đặt câu hỏi: Vừa qua các vụ bạo lực học đường được phát hiện qua mạng xã hội chứ không phải do nhà trường phát hiện. Phải chăng, do hình thức xử lí bạo lực học đường còn quá nhẹ nên chưa đủ sức răn đe học sinh?

Đại diện ngành TB, LĐ&XH và ngành GD&ĐT cho rằng: Xử lí các hành vi lệch lạc của học sinh luôn phải nhân văn. Để học sinh được học tập và trưởng thành tốt, cần có sự vào cuộc của cả nhà trường – gia đình và xã hội.

Chung tay “ươm mầm xanh” cho tương lai.

Đó là vấn đề mà ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB &XH mong muốn trong phiên chấn vấn hôm nay. Trẻ em là tương lai của xãc hội. Bởi vậy, một hệ thống cơ chế chính sách đầy đủ từ TW đến địa phương đã được ban hành. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch chăm sóc trẻ em vùng đặc thù, HĐND tỉnh cũng ban hành NQ chương trình bố trí Cộng tác viên hỗ trợ trẻ em.

Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB &XH: Trẻ em đc bảo vệ ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Bởi vậy, chỉ mỗi ngành LĐTBXH là chưa thể bao quát hết. Do đó, cần thiết có sự chung tay của cả cộng đồng để cùng vun đắp một tương lai cho trẻ em.
Ông Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ, TB &XH: Trẻ em đc bảo vệ ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Bởi vậy, chỉ mỗi ngành LĐTBXH là chưa thể bao quát hết. Do đó, cần thiết có sự chung tay của cả cộng đồng để cùng vun đắp một tương lai cho trẻ em.

Ngoài nguồn lực Nhà nước, tỉnh Nghệ An cũng đã tăng cường XHH (mỗi năm huy động từ 15-20 tỷ) để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (hõ trợ mổ tim cho 341 trẻ, khám sàng lọc timm bẩm sinh cho hàng ngàn trẻ…) 14 nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn đều đã nhận được hỗ trợ hàng năm.

Về việc tổ chức diễn đàn cho trẻ em, đại biểu Lang Thị Hoài – huyện Tân Kỳ đặt câu hỏi: Ngành đã tổ chức được bao nhiêu diễn đàn cho trẻ. Các nguyện vọng của trẻ có được giải quyết hay không?

Giám đốc Sở LĐ, TB &XH mong muốn các đại biểu chia sẻ với những khó khăn của ngành trong việc tổ chức diễn đàn cho trẻ. Do thiếu kinh phí nên diễn đàn không được tổ chức thường niên mà 2 năm/ lần. Năm 2015 và năm 2017, đã tổ chức được diễn đàn trẻ em cấp huyện và cấp tỉnh. Nguyện vọng của trẻ cũng cơ bản được đáp ứng. Ông Đoàn Hồng Vũ cũng cho biết: Ngày 26/7/2019 tới đây sẽ tổ chức diễn đàn trẻ em cấp tỉnh, và mong muốn nhận được những ý kiến tâm huyết đóng góp cho Luật trẻ em.

Để trẻ tránh được những tác động xấu từ xã hội, việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực là cần thiết. Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, sau khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An đã xây dựng kế hoạch và công văn chỉ đạo các trường thành lập các tổ tư vấn tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, công tác này chưa thực sự hiệu quả vì thành viên tổ tư vấn chủ yếu hoạt đông kiêm nhiệm, trong khi nguồn thông tin nhiều nên HS bị nhiễu thông tin, dẫn đến có những tác động xấu đến trẻ em. Với hy vọng, tổ tư vấn này sẽ trở thành chỗ dựa cho HS, từ ngày 1-10/7 vừa qua, Sở đã tổ chức tập huấn cho tổ này dưới 2 hình thức: Cách thức tư vấn chung trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp; Tư vấn riêng cho HS có rối loạn tâm lí, hành vi lệch lạc.

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh – huyện Quỳ Hợp băn khoăn: Mặc dù đã có hệ thống văn bản Luật trẻ em đầy đủ nhưng các vụ việc liên quan đến trẻ em vẫn tăng, liệu còn “lỗ hổng” nào không?
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh – huyện Quỳ Hợp: Liệu còn “lỗ hổng” trong thực hiện Luật trẻ em?

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh – huyện Quỳ Hợp băn khoăn: Mặc dù đã có hệ thống văn bản Luật trẻ em đầy đủ nhưng các vụ việc liên quan đến trẻ em vẫn tăng, liệu còn “lỗ hổng” nào không?

Giám đốc Sở LĐ, TB&XH giải trình: Trẻ em đc bảo vệ ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Bởi vậy, chỉ mỗi ngành LĐTBXH là chưa thể bao quát hết. Do đó, ngành mong muốn có sự chung tay của cả cộng đồng để cùng vun đắp một tương lai cho trẻ em.

Bà Cao Thị Hiền - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên chất vấn
Bà Cao Thị Hiền - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên chất vấn

Kết luận phiên chất vấn Bà Cao Thị Hiền - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu: Sắp tới, ngành LĐTB & XH cần phối hợp với các ngành liên quan rà soát việc thực hiện Luật trẻ em 2016 và các chương trình Đề án của Trung ương và của tỉnh về công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em để xây dựng, sửa đổi và bổ sung và thực hiện có hiệu quả cao nhất; Đổi mới hình thức tuyên truyền  về kiến thức pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bạo lực, xâm hại, tảo hôn... Đồng thời tập trung chiến dịch truyền thông về đuối nước.., Nghiên cứu đẩy mạnh XHH các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đảm bảo cho tất cả trẻ em được bảo vệ an toàn và có cơ hội được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

Lê Trang – Huy Hoàng

Sự kiện liên quan

    Xem thêm sự kiện

    Xem thêm