Tuyệt đối không chủ quan, chủ động ứng phó với bão số 4 (bão Podul)
Đồng chí Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì hội nghị.Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Đinh Viết Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, cách cách Nghệ An 300km,. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Để ứng phó với cơn bão số 4, hiện nay Nghệ An đã kêu gọi gần 3.900 tàu thuyền vào neo đậu khu vực an toàn, các thuyền còn xa bờ đã nhận được thông tin và di chuyển tránh trú an toàn trong tối hôm nay. Tỉnh cũng đa ra lệnh cấm biển; các khu vực nuôi trồng thủy sản cũng đã chủ động các phương án phòng chống an toàn; sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn người dân. Trong 2 đến 3 ngày tới ngành nông nghiệp chỉ đạo nhân dân thu hoạch trên 10 nghìn ha lúa hè thu chủ yếu ở vùng trũng. Kiểm tra các công trình thủy lợi đảm bảo khả năng vận hành tiêu úng hiệu quả.
Bão số 4 là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi diễn ra rộng, hoàn lưu bão gây mưa lớn,lại xảy ra vào dịp nghỉ lễ vì vậy Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu BCĐ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực BTB, nhất là tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tuyệt đối không chủ quan, cần tổ chức theo dõi chặt chẽ, chủ động triển khai các phương án , đặc biệt phương án 4 tại chỗ nhằm giảm thiểu thiệt hại tính mang, tài sản cho nhân dân. Kêu gọi tàu thuyền vào khu vực tránh trú an toàn. Căn cứ vào diễn biến của cơn bão và tình hình tại địa phương để chủ động cấm biển; hướng dẫn, đảm bảo an toàn khu vực nuôi trồng thủy sản .Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh, nhất là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven biển, sông, suối; Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là các đoạn đê xung yếu, bị sự cố, đang thi công; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.Đối với khu vực miền núi, trung du: Rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực đã có mưa to trong thời gian qua; Kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và các hồ thủy điện nhỏvv.
Thu Vinh- Thành Trung
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin