Người dân vùng cao Kỳ Sơn phấn khởi vì gừng được mùa, được giá
Năm nay lại thêm một năm nữa rẫy gừng của gia đình anh Xồng Bá Lẩu, được mùa. Anh Lẩu cho biết: Vụ gừng năm 2019, gia đình anh trồng hết 1,2 tấn giống, sau 10 tháng chăm sóc nay củ gừng đã cho thu hoạch. Theo anh Lẩu thì gừng năm nay khá tốt, cụ to hơn hẳn các năm trước
Với độ cao từ 900 đến trên 2.000 m so với mức nước biển, trong đó có đỉnh núi Phu Xai Lai Leng có độ cao trên 2.200 m, thì xã biên giới Na Ngoi là địa phương có số diện tích gừng nhiều nhất huyện Kỳ Sơn với trên 150 ha.
Giống gừng được người dân sản xuất chủ yếu là gừng dé và gừng sừng trâu. Gừng dé là loại gừng củ nhỏ, thân tròn, nhiều nhánh, vỏ và ruột màu trắng ngà, lõi màu vàng nhạt, nhiều xơ. Gừng sừng trâu củ to, thân tròn, ít nhánh. Vỏ và ruột màu trắng, lõi màu vàng nhạt, ít xơ. Cùng với niềm vui được mùa thì bà con trồng gừng ở xã Na Ngoi, cũng khá phấn khởi vì năm nay gừng có giá thu mua khá cao từ 10 đến 15 nghìn đồng/kg gừng dé và từ 12 đến 18 nghìn đồng/kg gừng sừng trâu.
“Gừng là hàng nông sản rất dễ bán, thương lái vào thu mua tận nhà, mình chỉ đào đây xuống đường là họ đánh ô tô lên mua, so với các mặt hàng khác gừng dễ bán và giá cao hơn hẳn" - anh Xồng Bá Tểnh, bản Buốc Mú, Xã Na Ngoi chia sẻ.
“Trước đây gừng chỉ để phục phục vụ làm gia vị hay làm thốc thôi. Sau này khi thị trường có nhiều thương lái thu mua nhiều thì bà con trồng để mà bán. Đây cũng là cây công nghiệp hàng năm tạo thu nhập cho bà con nhân dân trên địa bàn xã, một số hộ như Lầu Vả Nênh ở bản Ka Trên rồng Sồng Bá Lậu ở bản Buộc Mú, ít nhất một năm học thu được từ 80 triệu đến 100 triệu từ bán gừng. Những năm gần đây gừng đã trở thành cây giúp đồng bào Mông trong xã xóa đói giảm nghèo ổn định hơn” - ông Xồng Vả Dềnh - Phó Chủ tịch UBND xã Na Ngoi, Kỳ Sơn cho biết.
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Kỳ Sơn, hiện nay toàn huyện có trên 512 ha gừng, chủ yếu được đồng bào trồng nhiều ở các xã như: Na Ngoi, Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý và Bảo Nam.
Gừng Kỳ Sơn củ to, thân tròn, lõi màu vàng nhạt, ít xơ, có mùi thơm đặc trưng, vị cay đậm và có hàm lượng tinh dầu cao là yếu tố đặc trưng của gừng Kỳ Sơn. chính vì thế mà gừng Kỳ Sơn được nhiều thị trường ưa chuộng và được xuất khẩu đi Châu Âu.
“Năm nay chúng tôi có chủ trương mua với số lượng lớn, phục vụ xuất khẩu và các thí trường nội địa nhất là thị trường Sài Gòn. Do đó chúng tôi đã làm tờ trình lên UBND huyện Kỳ Sơn xin thu mua 700 tấn Gừng trâu và 200 tấn gừng sẻ vàng của Kỳ Sơn để xuất khẩu, đây là loại gừng thị trường ưu chuộng, vì gừng Kỳ Sơn chất lượng rất tốt. Đến thòi điệm hiện tại doanh nghiệp đã thu mau được trên 500 tấn cho bà con" - ông Nguyễn Văn Luân, giám đốc HTX Hương Sơn, Kỳ Sơn trao đổi.
Vào đầu tháng 12 năm 2019, niềm vui lớn đã đến với người dân gừng Kỳ Sơn, khi Cục Sở hữu trí tuệ vừa mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn. Để tăng năng suất, nâng cao giá trị và mở rộng diên tích cây gừng, vụ gừng năm 2020, huyện Kỳ Sơn sẽ trồng thêm trên 40 ha gừng sừng trâu ruột vàng, đưa tổng diện tích toàn huyện lên 552 ha gừng.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin